Giá căn hộ vẫn cao khi nguồn cung hạn chế

Mặc dù đã bước vào tháng cuối cùng của năm 2023 nhưng thị trường bất động sản vẫn chưa sự sôi động như kỳ vọng. Trong khi thanh khoản còn thấp thế nhưng, báo cáo nghiên cứu thị trường lại cho thấy giá bán các căn hộ chỉ tăng chứ không hề giảm như người mua nhà mong đợi. Một trong những nguyên nhân chính được phân tích là do nguồn cung đang quá thấp so với nhu cầu để ở của người dân, đặc biệt là các đô thị lớn.

Dự án Grand Sunlake tại phường Văn Quán quận Hà Đông, quy mô ba tòa, hơn 1000 căn hộ, diện tích mỗi căn giao động từ gần 70m2 đến hơn 112m2. Theo tiến độ, dự án sẽ bàn giao nhà cho khách hàng vào quý IV năm 2024. Với sự khan hiếm nguồn cung cùng chi phí xây dựng tăng, chủ đầu tư dự án này đang có kế hoạch tăng giá bán từ 8 - 10% vào lần mở bán tháng 12 tới đây.

Theo Savills, năm 2023 có 9.500 căn hộ tại Hà Nội được bàn giao. Từ 2021 đến năm 2025, số lượng căn bàn giao giảm 26% mỗi năm. Nguồn cung ra thị trường ngày càng hạn chế, thế nhưng nhu cầu sở hữu nhà của người dân, đặc biệt là tại các đô thị lớn như Hà Nội ngày càng lớn. Theo Báo cáo của Bộ Xây dựng, giá bán căn hộ ở Hà Nội và TP.HCM đều tăng. Giá trung bình tăng gần 7% theo quý và tăng 14% theo năm, đạt gần 51 triệu đồng/m2. Trên thị trường thứ cấp, các quận Đống Đa, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Tây Hồ và Gia Lâm tăng trên 3%. Giá cả vật liệu tăng, dự án tắc nghẽn do vướng chính sách cũng khiến nguồn cung sụt giảm. Mà nguồn cung sụt giảm thì yếu tố cạnh tranh không còn khiến các chủ đầu tư có hàng sẽ tăng giá bán.

Ông Lê Đình Chung – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn và Phát triển BĐS Sgo Homes cho biết: "Thị trường hiện nay, gần như là các sản phẩm ra sau đều cao hơn sản phẩm trước. Để làm được điều đó, các yếu tố đều phải đầu tư các sản phẩm nhiều hơn, ví dụ như là các tiện ích, mức độ hoàn thiện cao hơn".

Các chuyên gia nhận định, hiện thị trường bất động sản đã đi đến giai đoạn cuối của kỳ suy thoái, và hiện nay thị trường gần như đã chạm đáy. Do đó, bắt đầu từ thời điểm cuối năm nay, và bước sang đầu năm 2024 thị trường sẽ nhận thấy những dấu hiệu hồi phục rõ nét hơn. Đồng thời, mức giá cũng sẽ được ổn định khi bài toán về nguồn cung được giải quyết.

Ông Phạm Hồng Hải – Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư BĐS New Way Realty cho biết: "Thị trường bất động sản hiện tại là những cơ hội khá là tốt dành cho những nhà đầu tư trong những năm khó khăn này, đây có thể là một bước chuyển mình mới".

Báo cáo của Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam cũng dự báo thị trường phục hồi theo xu hướng hình chữ V từ giữa quý II/2024. Trong đó, nguồn cung căn hộ chung cư dự kiến tăng trung bình 20-25% mỗi năm trong giai đoạn phục hồi 2024-2026. Tại Hà Nội và TP.HCM, nguồn cung căn hộ giai đoạn 2024-2026 sẽ khôi phục mức 70.000-85.000 căn mỗi năm, tương đương thời điểm trước dịch bệnh.

Trong giai đoạn 2023-2030, các chuyên gia nhìn nhận thị trường vẫn gặp một số thách thức do chưa có chiến lược quốc gia về phát triển thị trường bất động sản với tầm nhìn dài hạn đến năm 2030. Những thách thức cần có giải pháp về dài hạn bao gồm gỡ vướng về cơ chế chính sách, pháp luật; nguồn vốn; áp lực lạm phát và tăng lãi suất; công tác quy hoạch; chất lượng hạ tầng; hệ thống thông tin thị trường và chất lượng nhân sự.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 14/5, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Thành ủy TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học “Quản lý đất đai trên địa bàn TPHCM: Thực trạng và giải pháp”.

Trong báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Tài chính chỉ ra nhiều kẽ hở, tồn tại và hạn chế về thực hiện chính sách, pháp luật, liên quan đến quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội (từ năm 2015 đến 2023). Đáng chú ý trong đó có nội dung khó xác minh giá trị thực của giao dịch chuyển nhượng bất động sản và dù đã chỉ rõ các hành vi gian dối nhưng cơ quan Thuế lại không có chức năng điều tra, luật pháp còn kẽ hở dẫn đến thất thu và nảy sinh hệ lụy.

Theo tổng hợp của VCCI, nhiều doanh nghiệp đề nghị cơ quan chức năng cần cân nhắc một số điểm được quy định khi thi hành Luật Nhà ở 2023. Đề nghị cân nhắc giảm tỷ lệ đất xây nhà ở xã hội xuống còn 5-10% để phù hợp với thực tiễn hơn.

Sáng 13/5, thảo luận tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết thị trường có tín hiệu phục hồi nhưng còn khó khăn, nhất là về quy trình, thủ tục phát triển các dự án nhà ở xã hội. Đáng chú ý, xuất hiện tình trạng lách luật để mua bán căn hộ nhà ở xã hội.

Bộ Tài nguyên Môi trường đang xây dựng dự thảo Thông tư quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (thường được gọi là sổ hồng) và hồ sơ địa chính.

Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biết, thời gian qua, nguồn cung nhà ở xã hội thành phố không nhiều. Do vậy, công nhân vẫn khó tiếp cận nhà ở xã hội.