Giả danh luật sư hỗ trợ thu hồi tiền lừa đảo

Đánh vào tâm lý những người từng bị lừa đảo mong muốn lấy lại số tiền đã mất, các đối tượng đã giả danh luật sư để hỗ trợ thu hồi.

Hoạt động của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua mạng viễn thông, mạng internet, mạng xã hội,... diễn biến phức tạp, với nhiều thủ đoạn hoạt động mới, tinh vi, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Mặc dù đã thiệt hại số tiền lớn, nhưng nhiều người vẫn không thể vượt qua những cái “bẫy” khác; nhất là khi các đối tượng lừa đảo sử dụng chính hình ảnh, uy tín của luật sư để tạo niềm tin, hứa sẽ lấy lại tiền cho các nạn nhân, nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của họ một lần nữa. 

Một nạn nhân sau khi bị lừa số tiền hơn 800 triệu trên sàn thương mại có tên Gmarket, đã vô tình nhìn thấy những bài đăng quảng cáo lấy lại tiền tài khoản của các đối tượng giả danh văn phòng luật sư Nguyễn An Bình. Sau đó, nạn nhân đã nhắn tin và đóng phí làm hồ sơ một triệu đồng.

"Em thấy rất nhiều fanpge có tên luật sư Bình, luật sư Hà... bị lừa số tiền hơn 1 triệu, nói đóng tiền làm hồ sơ để lấy lại. Em nghi ngờ thì họ nói em lên cơ quan gặp họ, giục em phải đóng tiền nhanh không hết giờ làm việc. Giờ gia đình xa lánh, em chỉ cố gắng đi làm trả nợ", nạn nhân chia sẻ.

Điểm chung của các nạn nhân là đều nhẹ dạ cả tin, nên đã trở thành con mồi béo bở cho nhóm đối tượng này. 

Hiện tại, luật sư Nguyễn An Bình đang thu thập thêm chứng cứ, tổng hợp số bị hại để làm đơn tố cáo lên cơ quan chức năng. Hình thức lợi dụng uy tín của luật sư, người làm pháp luật để lừa đảo đang hoành hành trên mạng xã hội. Công thức chung là sử dụng từ một đến hai ảnh thật của luật sư, công an, nhân viên ngân hàng... nhất là những người nổi tiếng trên mạng xã hội; sau đó là hàng loạt tin nhắn chuyển tiền thành công, xác nhận tiền về tài khoản, cảm ơn luật sư, khoe thành tích thu hồi vốn hàng chục triệu đồng để lợi dụng tâm lý muốn lấy lại những gì đã mất dẫn dụ người dùng tin tưởng và chuyển tiền. 

Trong khi nạn nhân mờ mắt vì lòng tham, mơ hồ về pháp luật thì tội phạm lừa đảo qua mạng rất chuyên nghiệp, bài bản, tinh vi. Mới đây, Cục An toàn thông tin đã công bố 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2023, tình hình lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam tăng 64,78% so với cùng kỳ năm 2022.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mặc dù đã có không ít trường hợp phát tán thông tin sai sự thật trên mạng xã hội bị cơ quan chức năng xử phạt nhưng tình trạng này vẫn diễn ra thường xuyên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống, an ninh trật tự xã hội. Câu hỏi đặt ra là tại sao tình trạng này vẫn diễn ra, phải chăng do chế tài xử phạt không đủ mạnh hay do thiếu hiểu biết pháp luật của các đối tượng có hành vi vi phạm?

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp Cảnh sát Interpol ra quyết định truy nã quốc tế đối với bị can Lê Khắc Ngọ (Sinh năm 1990; Hộ khẩu thường trú: Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội).

Ngày 22/12, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) cùng Công an quận Hà Đông cho biết đang điều tra làm rõ vụ gãy đổ cột báo làn đường BRT tại ngã tư Vạn Phúc - Tố Hữu, quận Hà Đông.

Ban chỉ đạo 197 quận Long Biên đã tổ chức ra quân cao điểm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường dịp cuối năm 2024 và Xuân hội 2025.

Sáng 22/12, đoạn qua ngã tư đèn đỏ trên đường Tố Hữu (Hà Đông, Hà Nội), một chiếc xe Mercedes màu trắng phóng nhanh đã lao thẳng lên dải phân cách giữa đường, tông đổ biển báo.

Công an huyện Thanh Oai vừa phát hiện và kịp thời ngăn chặn nhóm đối tượng tự chế và sử dụng pháo nổ.