Giả danh người vô gia cư để trục lợi | Hà Nội tin mỗi chiều

Tái diễn tình trạng người vô gia cư tại Hà Nội cần phải xử lý nghiêm; Cẩn trọng với chiêu trò 'việc nhẹ - lương cao' dịp Tết… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Tái diễn tình trạng người vô gia cư tại Hà Nội cần phải xử lý nghiêm 

Hà Nội đang trong những ngày rét nhất của mùa đông năm nay khi nhiệt độ có thời điểm hạ xuống dưới 10 độ C. Thời tiết khắc nghiệt khiến cho cuộc sống của những người vô gia cư vốn khốn khó lại càng thêm khốn khó. Nhằm hỗ trợ nhóm người này, nhiều cá nhân, tổ chức thiện nguyện đã tìm đến, tặng tiền, quà, cùng lời động viên, cảm thông, giúp họ vượt qua những ngày đông buốt giá.

Những ngày này, trên nhiều tuyến phố Hà Nội lại xuất hiện tình trạng giả danh người vô gia cư để trục lợi. Đối tượng người vô gia cư giả tự dưng đông đảo, họ cũng lang thang, vạ vật khắp nơi, chăm chăm chờ chực những món quà từ thiện của các nhóm thiện nguyện. Những người này thậm chí còn tranh cướp, giành giật, đánh đuổi những người vô gia cư thật nhằm chiếm địa bàn.

Nếu trước đây, tình trạng bảo kê, chăn dắt các nhóm ăn xin thường xuất hiện tại các khu vực ngã ba, ngã tư ở Hà Nội để trục lợi từ lòng thương của người đi đường, vài năm trở lại đây, lại xuất hiện một nghề mới tại Hà Nội, đó là "nghề" vô gia cư. Vào buổi tối muộn, nếu bạn di chuyển trên những tuyến phố Tràng Thi, Hai Bà Trưng, Triệu Quốc Đạt, quanh Hồ Thiên Quang… sẽ thấy vô số những người gọi là “vô gia cư” nằm ngồi lăn lóc trên vỉa hè. Thực sự họ là ai và tất cả họ đều là những người đáng thương cần được giúp đỡ không?

Ảnh minh họa: Congthuong

Theo Công an phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, hầu hết số chăn ấm các nhóm từ thiện trao tặng đều bị mang bán lại tại các cửa hàng tạp hóa trước cổng Bệnh viện Việt Đức, Bênh viện Phụ sản Trung ương với giá rẻ. Dù những người vô gia cư giả bị đưa về trụ sở công an phường vào thời điểm này năm ngoái đều ký cam kết không tái phạm, nhưng không dễ gì họ từ bỏ công việc kiếm tiền dễ dàng này. Nếu chọn được vị trí đắc địa, lại “diễn” khéo, mỗi đêm một người có “thu nhập” cả triệu đồng.

Để có được những hộp cháo, những suất ăn cho người vô gia cư, không ít bạn trẻ là sinh viên các hội nhóm đã phải tiết kiệm, chắt chiu cả tiền ăn sáng, đi làm gia sư, phục vụ quán ăn, nhà hàng. Những người vô gia cư giả kia chỉ quan tâm đến các phần quà có giá trị. Còn các suất ăn bị vứt quăng quật, bừa bãi khắp nơi.

Có lẽ bạn cũng giống tôi khi xem phóng sự bóc trần sự thật về những người vô gia cư được Đài truyền hình Việt Nam phát tối 21/1. Thật bất ngờ khi xuất hiện nhiều “gương mặt thân quen”. Họ là những “diễn viên” trong vai người vô gia nhằm lừa gạt tình thương của nhà hảo tâm, giành giật miếng ăn, cái mặc của những mảnh đời có hoàn cảnh khó khăn thật sự. Họ bịa đặt ra những câu chuyện, những hoàn cảnh rất thương tâm và thuộc làu làu như một bài văn mẫu khi có nhà hảo tâm tới hỏi thăm, tặng quà. Có trường hợp còn giả bệnh, giả tật nguyền để đánh vào lòng trắc ẩn. Những người này, không có bất cứ trường hợp nào thuộc diện được hưởng chính sách hỗ trợ chăm sóc tại các trung tâm bảo trợ xã hội của Nhà nước. Đối chiếu với dữ liệu dân cư, cơ quan chức năng Thành phố Hà Nội xác định họ đều có nhà, có gia đình tại Hà Nội. Thậm chí, một số trường hợp còn có nhà ở những con phố lớn giữa Thủ đô.

Những kẻ này đang bán rẻ chính sự tự trọng còn sót lại trong họ. Lợi dụng tình thương, giành giật miếng cơm, manh áo của những người khốn cùng và làm tổn hại tinh thần "nhường cơm sẻ áo" là điều rất đáng lên án. Những hành vi của các đối tượng này phải được xem xét xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, không thể chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở hay viết cam kết, hoặc xử lý hành chính.

Cẩn trọng với chiêu trò “việc nhẹ - lương cao” dịp Tết

Dịp cận Tết, trên các trang mạng xã hội, không khó để tôi và bạn bắt gặp các bài đăng tuyển người lao động làm việc thời vụ với lời hứa hẹn: việc nhẹ lương cao, làm việc tại nhà, không phải đặt cọc tiền... Những công việc như gấp bao lì xì, cộng tác viên tăng tương tác bán hàng, dịch thuật hay lồng tiếng thu âm cho các chương trình cuối năm… Nếu bạn đang quan tâm đến những dòng tuyển dụng này thì cần hết sức cẩn trọng, vì đây có thể là một chiêu trò lừa đảo trực tuyến.

Không chỉ không đúng như nội dung tuyển dụng, mà nhiều người khi tìm việc lại được giới thiệu một công việc hoàn toàn khác. Các đối tượng sẽ dẫn dắt người dùng tham gia các hội nhóm kiếm tiền trực tuyến trên Zalo và Telegram. Tương tự, thực tế khảo sát các bài đăng tuyển dụng người chốt đơn trực tuyến, mẫu chụp áo dài Tết hay người nhập mã sản phẩm cho các nhãn hàng… khi trao đổi đều được hướng đến công việc hoàn toàn khác. Nếu mất cảnh giác, tiếp tục làm theo hướng dẫn của các đối tượng trên mạng, người dùng có thể trở thành nạn nhân. Thủ đoạn lừa đảo là biến người dùng trở thành cộng tác viên chuyển tiền ăn hoa hồng trực tuyến. Các nhiệm vụ diễn ra liên tiếp, nhanh chóng khiến nạn nhân có tâm lý kiếm tiền không khó. Tuy nhiên khi đến công đoạn với số tiền đủ lớn, ứng viên sẽ không còn được hoàn tiền.  Ngoài việc tiền mất tật mang, những đối tượng lừa đảo việc làm thời vụ có thể sẽ dẫn dắt và lôi kéo người lao động làm những công việc thanh toán các đơn hàng ảo hay biến tướng đa cấp, thậm chí là vi phạm pháp luật.

Ảnh minh họa.

Dù được các cơ quan chức năng liên tục cảnh báo, nhiều vụ việc được điều tra, khởi tố, xét xử nhưng các hình thức lừa đảo trực tuyến, trong đó có lừa đảo việc làm vẫn chưa hề thuyên giảm. Thủ đoạn không mới nhưng nội dung, hình thức liên tục được các đối tượng thay đổi để hướng vào các nạn nhân mới. Trong 11 tháng đầu năm 2023, gần 16.000 trường hợp bị lừa đảo trên mạng Internet được ghi nhận.

Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra 7 khuyến nghị nhằm giúp người dân Việt Nam phòng chống lừa đảo trực tuyến dịp cận Tết Nguyên đán 2024. Trong đó có chiêu lừa bán hàng qua mạng và lừa đảo xin việc.

Để tránh sập bẫy lừa đảo, người dân cần cẩn trọng khi đi xin việc. Khi vào website tìm việc, mọi người nên chú ý đến phần mô tả công việc phải được thể hiện rõ ràng, cụ thể mức lương, công việc, địa chỉ công ty, năm thành lập. Cơ quan công an cũng khuyến cáo nếu phát hiện ra trường hợp lừa đảo, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an để nhanh chóng xác minh, ngăn chặn và xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Công an đề xuất phạt tới 500 triệu đồng nếu để lộ thông tin cá nhân; Lừa đảo trực tuyến gây thiệt hại tới 390.000 tỷ đồng, tương đương 3,6% GDP; Xuất khẩu nông sản đã mang về cho ngành Nông nghiệp Thủ đô hơn 1,35 tỷ USD... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Người Hà Nội yêu hoa bằng lăng hơn vàng; Việt Nam đứng thứ hai thế giới về tỷ lệ sở hữu tiền số; Sau trận mưa lớn kéo dài ngày 12/5, nhiều tuyến phố ở Hà Nội ngập sâu và gây sạt lở đất ở Ba Vì… là những nội dung số trong chương trình hôm nay.

Tỷ lệ chọi lớp 10 công lập ở Hà Nội cao nhất 1/3,1; Hà Nội thí điểm quản lý thuế kinh doanh thương mại điện tử tại quận Hoàn Kiếm; Việt Nam được đề cử ở nhiều hạng mục của World Travel Awards 2024… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Bãi giữa sông Hồng sẽ thành công viên văn hóa; Bộ phận một cửa các cấp ở Hà Nội triển khai không dùng tiền mặt từ 1/6; Điểm mới trong công tác đăng ký và quản lý phương tiện xe ở Hà Nội… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Kinh doanh qua mạng hết thời trốn thuế; Con người là trung tâm để phát triển đồng bằng sông Hồng; Người điều khiển xe máy chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất trong tai nạn giao thông... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Hà Nội dự kiến dành hơn 17 nghìn tỷ đồng để mở rộng gấp đôi đường Láng, giải bài toán ùn tắc Ngã Tư Sở; Hà Nội sẽ có bản đồ số về ngập lụt để cảnh báo cho người dân; Hơn 2.000 viên thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ giảm cân bị làm giả một cách tinh vi vừa bị lực lượng quản lý thị trường TP Hà Nội phát hiện thu giữ… là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.