Giá đất nhảy vọt, nhiều địa phương công khai quy hoạch để chống sốt ảo
Thời gian qua, tại nhiều địa phương trên cả nước, giá đất tăng từ 30 - 50%, thậm chí có nơi tăng 100% so với vài tháng trước đó.
Tại Quảng Ngãi, theo thống kê của UBND thị xã Đức Phổ, trong quý I/2022, địa phương này đã tiếp nhận và thực hiện tách thửa cho 120 hồ sơ với diện tích 51.948,9m2. Cùng với đó, chính quyền thị xã đã tiếp nhận và thực hiện đăng ký biến động đối với hồ sơ chuyển nhượng là 253 hồ sơ, với diện tích 563.776,5m2.
Ông Võ Minh Vương, Phó Chủ tịch UBND thị xã Đức Phổ cho hay, việc giá đất rục rịch tăng không phải ngay bây giờ mà đã bắt đầu từ tháng 3/2020, khi Đức Phổ vừa lên thị xã.
“Giá đất tăng như vậy tùy vào thời điểm, tăng hay giảm đi cùng với thị trường bất động sản, tình hình dịch bệnh. Khi có thông tin đường Dung Quất – Sa Huỳnh chuẩn bị khởi công, đi ngang qua xã Phổ An, phường Phổ Quang và một phần của Phổ Minh thì giá đất tăng trở lại”, ông Vương nói.
Thông tin với Nhadautu về các biện pháp, ông Vương cho biết, việc đầu tiên thị xã làm đó chính là công khai các quy hoạch đô thị, kế hoạch xin đất. Bước đầu, chính quyền đã có quy hoạch phân khu tại phường Phổ Quang. Hiện thị xã đang làm quy hoạch phân khu dọc sông Thoa.
“Song song với quy hoạch, những công trình, dự án dự kiến đầu tư xây dựng trên địa bàn chúng tôi đều công khai, minh bạch để người dân có đầy đủ thông tin. Khi người dân thấy được quy hoạnh thì chính họ sẽ biết được đất của mình có ảnh hưởng hay hưởng lợi từ quy hoạch không. Ngoài ra, thị xã sẽ đưa một số khu dân cư vào để đấu giá, việc này sẽ làm dịu đi nhu cầu của thị trường”, ông Vương cho hay.
Tương tự, huyện Hòa Vang (TP. Đà Nẵng) thời gian qua cũng đã xảy ra tình trạng "sốt đất". Giá đất tại khu vực này đã cao hơn khoảng 100-300 triệu đồng so với thời điểm cuối năm 2021. Trước tình trạng đó, ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở TN&MT Đà Nẵng cho biết, đơn vị đã có văn bản gửi Công an thành phố đề nghị vào cuộc điều tra xem có hay không đường dây thông đồng giữa “cò” đất, cơ quan và cán bộ quản lý Nhà nước để thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất, tạo cơn "sốt đất" tại huyện Hòa Vang.
Ông Tô Văn Hùng cho hay, thành phố sẽ công khai thông tin về quy hoạch, chủ trương đất đai đến người dân có thể nắm bắt đất mình đang ở là đất gì, sẽ được làm vào việc gì trong tương lai và tương lai đó xảy ra thời điểm nào.
"Trong công tác quản lý, chúng tôi cũng tăng cường giám sát, kiểm tra chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai trong việc thực hiện chia tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất. Việc này đang được làm chặt chẽ", ông Hùng thông tin.
Trao đổi với VTV, ông Lê Đức Thế, Trưởng phòng Quản lý nhà, Phát triển đô thị, Sở Xây dựng Vĩnh Phúc, cho biết: "Việc này nhằm minh bạch các thông tin về các dự án bất động sản, theo đó các dự án này phải xây dựng nhà ở trước khi chuyển nhượng, đồng thời đây cũng là giải pháp để thúc đẩy thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc phát triển ổn định, lành mạnh, tránh xảy ra nguy cơ bong bóng bất động sản".
Việc công khai thông tin quy hoạch, không chỉ giảm tình trạng sốt đất ảo, với địa phương như thành phố Hải Phòng, đây còn là giải pháp để khắc phục những điểm nghẽn trong thu hút đầu tư vào phát thị trường bất động sản trên địa bàn.
"Trong năm 2022, chúng tôi sẽ số hóa và đưa toàn bộ thông tin quy hoạch Hải Phòng lên mạng. Người dân có thể dễ dàng tiếp cận thông tin thông qua các thiết bị điện tử thông minh, các website", ông Nguyễn Thành Hưng, Giám đốc Sở Xây dựng TP Hải Phòng nói.
"Các địa phương trong thời gian tới phải quản lý và kiểm soát việc tăng giá đất, nhất là quản lý thật tốt các tổ chức, cá nhân trong giao dịch và môi giới, kinh doanh bất động sản", ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, nhận định.
Theo đánh giá, việc công khai quy hoạch sẽ đem lại hiệu quả, giúp ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu tư theo tâm lý đám đông gây bất ổn cho thị trường, tuy nhiên cùng với đó, cần tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm trong hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản.
UBND thành phố vừa ban hành quyết định phê duyệt chương trình phát triển đô thị Thủ đô giai đoạn đến năm 2035. Theo đó, tính sơ bộ tổng số vốn đầu tư phát triển tối thiểu đến năm 2035 là gần 3 triệu tỷ đồng.
Những chế tài để xử lý dự án chậm triển khai, dự án chưa triển khai (thường gọi là dự án treo) đã được quy định khá đầy đủ. Đặc biệt, Luật Đất đai 2024 quy định rất chi tiết, chặt chẽ để ngăn chặn và xử lý nghiêm tình trạng này.
Liên quan đến vấn đề chống lãng phí tài sản công, UBND Thành phố Hà Nội đã đồng ý với báo cáo của các Sở, Ngành về phương án chi tiết thu hồi nợ từ quỹ nhà thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn là hơn 884 tỷ đồng.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn yêu cầu UBND quận Hai Bà Trưng đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn quận.
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản phía Nam đang ghi nhận những tín hiệu tích cực khi nhiều dự án căn hộ mở bán ghi nhận lượng giao dịch tích cực, đa phần đều là sản phẩm thuộc phân khúc trung cấp, bình dân.
Thời gian qua, thành phố rất quyết liệt chỉ đạo xử lý những dự án treo, chậm tiến độ. Bởi tình trạng này không chỉ gây lãng phí nguồn lực đất đai mà còn ảnh hưởng đến đời sống dân sinh.
0