Gia đình NSND Trần Lực cùng yêu thích nhạc Trịnh Công Sơn
NSND Trần Lực đã từng hóa thân thành Trịnh Công Sơn, trong bộ phim điện ảnh "Em và Trịnh" (2022, của đạo diễn Phan Gia Nhật Linh). Bộ phim đã giúp ông có cơ hội tìm hiểu rất nhiều về cuộc đời, sự nghiệp âm nhạc, kho tàng sáng tác đồ sộ của cố nhạc sĩ với khoảng trên 600 bài và hơn 200 ca khúc được phổ biến rộng rãi.
Kết thúc vai diễn ông đã ngấm và như say với nhạc Trịnh. Ông học chơi kèn saxophone để thể hiện được những giai điệu da diết, trữ tình người nghệ sỹ tài hoa này.
Tháng 9/2023, nghệ sĩ Trần Lực cũng đã thể hiện ca khúc "Nắng thủy tinh" bằng tiếng kèn saxophone trong chương trình nghệ thuật "Dòng thời gian - Bài ca đi cùng năm tháng" của Đài Hà Nội.
Và sau đó NSND Trần Lực cũng không ngờ rằng, các con của ông cũng yêu mến nhạc Trịnh. Đạo diễn, diễn viên Trần Lực cho biết: "Các con yêu nhạc Trịnh là điều tự nhiên, không phải do vai diễn của tôi" còn Trần Bờm (16 tuổi) thì nói "Em chỉ tự tin và yêu thích nhất khi được hát nhạc Trịnh".
Trên trang Facebook cá nhân, ông thường xuyên chia sẻ khoảnh khắc hài hước, thân mật khi song ca cùng con trai Trần Tú (tên thường gọi là Bờm) những ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Trong một cuộc chia sẻ trên sóng Đài Hà Nội vào đêm 30 Tết, các thành viên gia đình NSND Trần Lực cũng rất nhiệt tình cùng nhau thể hiện ca khúc "Hãy yêu nhau đi". Qua tiếng đàn guitar của bố, anh cả Trần Hoàng, chị dâu Mai Vân, các bạn Bông, Bờm, Bách và cả em bé Trần Nếp đều hào hứng khi hát ca khúc có tiết tấu vui tươi, tràn đầy tình yêu thương của vị nhạc sĩ tài hoa.
Và đến thế hệ Gen Z ngày nay, những ca từ minh triết tưởng như không dễ để các người trẻ thẩm thấu, ngẫm ngợi cũng vẫn được yêu thích . Không chỉ "hát ngẫu hứng" như Trần Bờm (con trai của NSND Trần Lực), các ca sĩ trẻ như: Hoàng Dũng, Mỹ Anh... cũng đã thể hiện những sáng tác để đời của ông như: Nhìn những mùa thu đi, Nắng thủy tinh... Nhạc Trịnh luôn mang lại những khơi gợi vô hình giúp cho nhiều thế hệ gần nhau hơn, cho người gần người hơn. Giá trị của nhạc Trịnh sẽ còn lưu lại cho nhiều thế hệ người yêu nhạc sau này.
Ngày 19/11, cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội” 2024 đã bước vào ngày cuối của vòng Sơ khảo 1, nhiều thí sinh từ khắp nơi về thử sức với nhiều tiết mục dự thi hấp dẫn.
Tối 18/11, tại sân vận động Cột Cờ, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật, truyền hình trực tiếp, với tên gọi “Cùng nhau giữ nước”.
Tối 18/11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với thành phố Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.
Tối 18/11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật với tên gọi "Cùng nhau giữ nước" do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội, UBND thành phố Hà Nội tổ chức, đã diễn ra.
Tối 18/11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.
Đêm nhạc “Dòng thời gian” với chủ đề “Bài ca trên núi” đã diễn ra vào tối qua 17/11, trong không khí đầy thi vị, cùng giọng ca ngọt ngào của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng. Đúng như tên gọi đậm chất thơ, đêm nhạc được tổ chức giữa rừng núi Ba Vì hùng vĩ tạo nên nhiều cảm xúc trong lòng khán giả.
0