Gia đình văn hoá - nét đẹp trong đời sống thủ đô

Gia đình là hạt nhân để xây dựng xã hội văn minh, hiện đại. Với ý nghĩa đó, những năm qua, thành phố Hà Nội đã huy động các cấp, các ngành thực hiện tốt công tác gia đình, từ đó góp phần gìn giữ, phát huy và lan tỏa những nét đẹp văn hóa gia đình trong mỗi hộ dân ở Thủ đô.

Căn nhà của gia đình ông Nguyễn Tiến Khải ở phường Điện Biên – quận Ba Đình luôn đầy ắp tiếng hát, tiếng cười. Ba thế hệ cùng sống chung, để duy trì được hạnh phúc thì mỗi người đều vừa nghĩ đến hạnh phúc cá nhân, vừa nghĩ đến quyền lợi của những người xung quanh. Những yếu tố “gốc” của văn hóa gia đình Việt Nam được phát huy tối đa. Đó là đạo lý về hiếu thảo, đó là người đi trước làm gương để người sau tin tưởng, tôn trọng. Và một điểm đặc biệt ở gia đình này, đó là cả gia đình đều yêu văn nghệ                                                       

Qua bốn năm triển khai thí điểm và thực hiện nhân rộng trên địa bàn thành phố, Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình được các cấp, các ngành triển khai thực hiện gắn với Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Việc triển khai Bộ Tiêu chí ứng xử trong gia đình đang góp phần tích cực xây dựng văn hóa gia đình, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Song trước thực tế xã hội ngày càng có nhiều biến động, việc gìn giữ, vun đắp những giá trị của văn hóa gia đình cần sự nỗ lực của cả cộng đồng.                                    

Trong những năm qua, Đảng bộ và chính quyền các cấp của thành phố luôn coi trọng công tác gia đình. Thành ủy Hà Nội đã đưa công tác xây dựng gia đình thủ đô thời kỳ đổi mới là nội dung quan trọng trong thực hiện các chương trình công tác toàn khóa, đặc biệt là Chương trình 06 về phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh và Chương trình 08 về phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân thủ đô giai đoạn 2021 – 2025. Vào ngày mai, một hội nghị tọa đàm bàn về vấn đề xây dựng hệ giá trị gia đình thủ đô và chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh sẽ được Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội phối hợp với Sở Văn hóa và thể thao tổ chức, qua đó góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội về phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 – 2025.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong những ngày này, đông đảo người dân, du khách và bạn bè quốc tế đã có mặt tại thành phố Điện Biên.

Sáng nay (6/5), Ban Văn hóa - Xã hội HĐND Thành phố Hà Nội đã giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Đống Đa.

Làng Kim Liên thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội nổi tiếng với di tích lịch sử Đình Kim Liên - một trong Tứ trấn Thăng Long xưa và cũng là Di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết được rằng nơi đây có làng nghề truyền thống với lịch sử hàng trăm năm làm nghề cắt tóc mà nhiều người vẫn thường gọi vui là nghề “vít đầu thiên hạ”.

Lịch sử Việt Nam có lượng thông tin lớn trong khi thời lượng giảng dạy trên trường, lớp khá ngắn, dẫn đến nhiều học sinh không hứng thú. Một số nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng Tiktok đã phát triển các video chia sẻ kiến thức lịch sử một cách thú vị.

Nghề sơn là một nghề cổ truyền của Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời. Từ thế kỷ XV - XVI, sơn mài đã đạt được những thành tựu nhất định trong kỹ thuật pha chế sơn, trong đó sơn ta là nguyên liệu chính để làm nên độ bền đẹp cho tác phẩm nghệ thuật, bên cạnh các loại nguyên vật liệu khác như cốt, phụ gia, màu sắc, nguyên liệu (vàng, bạc quỳ) mỗi công đoạn đòi hỏi kỹ thuật khác nhau, trong đó tạo vóc là một trong những bước đầu của tranh sơn mài.

Trước đại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, mỗi ngày Điện Biên đón hàng chục nghìn lượt khách đến tham quan. Tỉnh miền núi này là mảnh đất đa dạng văn hóa của 19 dân tộc khác nhau.