Giá đường Việt Nam đang ở mức cao nhất trong 12 năm

Tính đến thời điểm hiện tại, giá đường Việt Nam đang tăng 5 tuần liên tiếp, hiện đang ở mức cao nhất trong khoảng 12 năm trở lại đây.

Thống kê từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc tuần giao dịch 18 – 24/9, đường là mặt hàng duy nhất chốt tuần trong dấu hiệu tích cực với mức tăng nhẹ lần lượt 0,22% với đường 11 và 0,07% với đường trắng.

Bảng đánh giá nguyên liệu công nghiệp tuần giao dịch 15/9 - 24/9/2023. Ảnh: Báo Công Thương

Nắng nóng diện rộng trên Đông Nam Á, do sự trở lại của hiện tượng El Nino, đã ảnh hưởng không hề nhỏ tới khu vực sản xuất nguyên liệu cho ngành công nghiệp mía đường tại các quốc gia cung ứng chính, như Thái Lan, Ấn Độ. Do ảnh hưởng nên một số khu vực không thể hoạt động hết năng suất tối đa, kéo theo sản lượng được dự đoán có sự giảm mạnh. Hiện sản lượng ở mức thấp trong khi nhu cầu cung ứng vẫn đang giữ mức ổn định, khiến giới chuyên gia lo ngại cán cân cung - cầu đường toàn cầu sẽ thâm hụt trong niên vụ 2023/24. Điển hình, Văn phòng Ủy ban Mía đường Thái Lan đã dự báo rằng, sản lượng mía trong nước sẽ giảm xuống 70-80 triệu tấn trong năm nay, so với 94 triệu tấn vào năm 2022. Ấn Độ gần như không thể xuất khẩu đường trong niên vụ 2023/24 khi sản lượng thấp hơn niên vụ trước - Công ty ED&F Man Commodities cho biết.

Ảnh minh hoạ

Ngành mía đường đang đứng trước những cơ hội cũng như thách thức lớn, khi sản lượng các niên vụ gần đây liên tục giảm, thậm chí tới gần 40% so với cách đây 20 năm. Nguồn cung giảm, nhu cầu tăng dẫn đến giá mặt hàng này liên tục tăng cao, chạm mốc "chưa từng có" trong lịch sử.

Giá đường tăng cao đã giúp giá mía ở thị trường nội địa cũng tăng tương ứng. Theo nguồn thông tin từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam, niên vụ 2022 – 2023, giá mía trên cả nước đang đạt kỷ lục ở mức từ 1,2 - 1,3 triệu đồng/tấn tại ruộng, giúp nông dân trồng mía tăng thu nhập. Các nhà máy trên cả nước thu mua hơn 9,7 triệu tấn mía trong niên vụ 2022 - 2023, sản xuất được hơn 940.000 tấn đường các loại. Cũng theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, giá đường Việt Nam so với các nước lân cận trong nửa đầu năm cũng luôn ở mức thấp. Vì vậy, trong niên vụ 2022 - 2023, ngành đường Việt Nam đã tích cực thực hiện mục tiêu kép là nâng giá thu mua mía đến mức tương đương với các nước trong khu vực, trong khi vẫn giữ giá đường ở mức thấp nhất.

Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành mía đường, các doanh nghiệp cũng được khuyến cáo cần giảm chi phí sản xuất thông qua việc ứng dụng cơ giới hóa trong các công đoạn, nghiên cứu ra nhiều giống mía cho năng suất vượt trội và xây dựng các chuỗi liên kết bền vững.

Theo Hiệp hội Mía đường, ngành mía đường Việt Nam đang vượt qua giai đoạn khó khăn trong nhiều năm liền với những tín hiệu tích cực. Theo đó, từ tháng 2/2011 đến tháng 8/2019, việc giá đường giảm hơn 60% đã khiến cho ngành mía đường đối mặt với muôn vàn khó khăn. Trong khi đó, diện tích vùng nguyên liệu liên tục bị thu hẹp, sản lượng đường sản xuất trong nước suy giảm liên tục, không những dưới tác động chung của giá đường thế giới mà còn chịu tác động trực tiếp từ đường giá rẻ nhập lậu qua biên giới có nguồn gốc xuất xứ từ Thái Lan. Kể từ mức giá thấp nhất được thiết lập vào vụ 2019/20 thì đến vụ 2022/23 mức giá đường thế giới đã tăng 160% làm giảm số lượng đường giá rẻ nhập khẩu vào Việt Nam, từ đó cải thiện giá đường trong nước.

                                                                              (Tổng hợp)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.

Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.

Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.

Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.

Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".

Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, mở rộng diện tích các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.