Giá gạo Việt Nam xuất khẩu hiện cao nhất thế giới
Trong tháng 10, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đạt bình quân 425 - 430 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 11 năm ngoái đến nay. Mức giá này cao hơn gạo cùng loại của Ấn Độ 48 - 51 USD/tấn và Thái Lan 18 - 23 USD/tấn.
Trong 2 tuần đầu tháng 11, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn duy trì ở mức cao, cách biệt so với các nước đẩy giá gạo trong nước tăng theo và giao dịch sôi động hơn. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, gạo Việt Nam tăng giá mạnh là do nhu cầu nhập khẩu quốc tế những tháng cuối năm tăng cao trong khi nguồn cung hạn chế bởi thời tiết bất lợi ở một số nước trồng lúa. Đặc biệt, sau khi Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo, nhiều đối tác đã chuyển hướng sang các thị trường khác, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt đẩy mạnh xuất khẩu. Giá gạo Việt Nam đã tăng hơn 30 USD/tấn kể từ khi Ấn Độ điều chỉnh chính sách.
Thời gian gần đây, xuất khẩu gạo Việt Nam đã có sự dịch chuyển mạnh sang phân khúc gạo thơm và gạo chất lượng cao như lúa đài thơm 8, OM 5451, OM 18…những giống lúa không nước nào có, đẩy giá gạo Việt Nam bán được mức cao.
Cũng trong trong tháng 10, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 713.546 tấn (tăng hơn 22% so với tháng 9) với giá trị đạt hơn 341 triệu USD (tăng 24%), trở thành tháng có lượng gạo xuất khẩu cao kỷ lục trong lịch sử ngành gạo nước ta.
Tính đến hết tháng 10, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt gần 6,1 triệu tấn, trị giá khoảng 3 tỷ USD USD (tăng 17,4% về lượng và 7,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021). Philippines vẫn duy trì là thị trường số 1 về tiêu thụ gạo của Việt Nam, chiếm 45% trong tổng lượng và chiếm 43% trong tổng kim ngạch gạo xuất khẩu của cả nước. Tiếp sau đó là thị trường Trung Quốc chiếm gần 13% trong tổng lượng với kim ngạch gần 383 triệu USD, Bờ Biển Ngà nhập khẩu khoảng 600.000 tấn gạo, với khoảng 265 triệu USD...
Năm nay, xuất khẩu gạo sang các thị trường FTA tăng rất mạnh từ 18 - 35% như các nước trong RCEP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực) đạt 4,1 triệu tấn, gần 2 tỷ USD. Thị trường Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP) đạt hơn 510.000 tấn, gần 250 triệu USD.
Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".
Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, mở rộng diện tích các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.
Tổng cục Thuế vừa tổ chức nghi lễ kích hoạt chính thức vận hành Cổng thông tin điện tử dành cho hộ cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế từ thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Lễ hội mua sắm năm 2024 được tổ chức từ ngày 20 - 24/12/2024 tại Khu đất đấu giá Dược Thượng, Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
Năm 2024, trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, dù đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, kinh tế Thủ đô vẫn có sự tăng trưởng tích cực. Một trong những điểm sáng kinh tế của Hà Nội năm qua đó là kết quả thu ngân sách trên địa bàn Thủ đô.
Theo Tổng cục Thuế, lũy kế đến tháng 11 năm nay, thông qua hình thức tạm hoãn xuất cảnh, cơ quan thuế đã thu hồi trên 4.200 tỷ đồng của hơn 6.600 người nợ thuế.
0