Giá gạo xuất khẩu lập đỉnh 15 năm

Kết thúc phiên ngày 01/11, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đã tăng lên 653 USD/tấn. Đây là mức giá cao nhất trong vòng 15 năm quá và hiện đắt hơn gạo Thái Lan 93 USD.

Cụ thể, dữ liệu trên vừa được Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cập nhập. Theo VFA, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đang cao hơn mức đỉnh của đợt sốt giá hồi tháng 8 năm nay và bỏ xa các đối thủ như Thái Lan, Pakistan lần lượt 93 USD và 90 USD mỗi tấn.

Gạo tấm 25% của Việt Nam cũng đang giao dịch ở mức 638 USD một tấn, cao hơn hàng cùng loại của Thái Lan và Pakistan lần lượt 118 USD và 150 USD một tấn.

Ảnh minh họa

Ngoài xuất khẩu, giá lúa gạo trong nước tiếp tục lên cao kỷ lục. Trong đó, tại miền Bắc, giá lúa hiện tăng mạnh. Cụ thể, Đài Thơm lấy từ các công ty lớn trong nước có giá 21.000 đồng một kg, tăng 1.000 đồng (5%) so với tháng trước và tăng 3.000 đồng (16%) so với cùng kỳ năm ngoái. Gạo được các cửa hàng lấy của Tập đoàn Lộc Trời cùng các giống ST21 và 24 từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng tăng 500 đồng một kg so với cách đây một tháng. Với Thơm Lài Long An, giá mỗi kg là 21.000 đồng, Gò Công 22.000 đồng, đồng loạt tăng 1.500 đồng.

Theo các doanh nghiệp, một trong những nguyên nhân chính khiến giá gạo Việt Nam tăng cao, là do chất lượng ngày càng cao và nhu cầu thị trường thế giới lớn. Bên cạnh đó, dù Chính phủ Ấn Độ nói sẽ gỡ lệnh cấm xuất khẩu trong tháng 10, nhưng đến nay vẫn không có thông báo mới, thậm chí lệnh cấm có thể kéo dài đến hết tháng 02/2024. Do đó, thế giới vẫn hụt 40% nguồn cung từ nước này. Bên cạnh đó, theo các doanh nghiệp, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và khu vực châu Á sẽ tiếp tục tăng thời gian tới trong bối cảnh tình trạng căng thẳng nguồn cung gạo trên thế giới vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện. Ngoài ra, hiện nay Indonesia, Trung Quốc, Philippines vẫn có nhu cầu thu mua gạo dự trữ cao. Theo dữ liệu xuất khẩu từ các doanh nghiệp, Indonesia vẫn chấp nhận mua gạo Việt với giá trên 650 USD một tấn.

Ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, giá lúa trong dân đang cao kỷ lục đẩy giá gạo nội địa cao hơn giá xuất khẩu. Đây cũng là lý do khiến giá gạo xuất khẩu Việt Nam lội ngược dòng thế giới. Nguồn cung đáp ứng thấp mà giá lại leo thang khiến nhiều doanh nghiệp Việt không dám ký thêm hợp đồng xuất khẩu mới.

Ngoài ra, riêng tháng 10, xuất khẩu gạo đạt 700.000 tấn, tương ứng 433 triệu USD, tăng 27% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Với sản lượng xuất khẩu tăng vượt bậc, hết năm nay, xuất khẩu gạo dự báo có thể đạt tới 7,8 triệu tấn - mức cao kỷ lục từ trước tới nay.

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, năm nay sản lượng lúa đạt từ 43-43,4 triệu tấn, tăng khoảng 650.000-700.000 tấn so với 2022. Ngoài nguồn cung xuất khẩu, Việt Nam vẫn phải đảm bảo an ninh lương thực trong nước.

                                                                                                                                                                                                              (Tổng hợp)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việt Nam đẩy mạnh nhập khẩu gạo giữa lúc giá mặt hàng này trên thị trường thế giới lao dốc. Trong tháng 10, các doanh nghiệp Việt đã chi 148 triệu USD để nhập khẩu, tăng gấp gần 3,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước tháng 10 năm nay ước đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tình hình kinh tế vĩ mô đang diễn ra ổn định, trong đó có sự đóng góp quan trọng của việc kiểm soát lạm phát có hiệu quả. Đó là nhận định của hầu hết các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước về thực trạng kinh tế Việt Nam.

Bộ Tài chính vừa có công văn xin ý kiến các bộ, ngành liên quan về đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu trong năm 2025 theo trình tự rút gọn. Trong văn bản này, Bộ đề nghị giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng.

Tổng cục Thuế cho biết, Temu đã được công ty chủ sở hữu đăng ký thuế qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài của Tổng cục Thuế.

Giá dầu đã tăng hơn 1 USD trong phiên 4/11 tại châu Á, sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, nhóm OPEC+, ngày 3/11 quyết định trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng thêm một tháng.