Gia Lâm nâng cao hiệu quả phòng chữa cháy tại các chợ

Công tác đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy đối với loại hình chợ, siêu thị, trung tâm thương mại luôn là vấn đề nóng khi đây là nơi có nhiều nguồn lửa - nguồn nhiệt, hàng hóa, nguyên liệu dễ bén lửa; khi hỏa hoạn xảy ra, nguy cơ cháy lan, cháy lớn rất cao.

Với diện tích khoảng 4.900 m2, có 140/256 kiot hoạt động hàng ngày, chợ Ninh Hiệp là nguồn đầu mối sỉ quần áo lớn nhất tại miền Bắc.

Chợ Ninh Hiệp với diện tích khoảng 4.900 m2.

Anh Nguyễn Duy Huy, Đội phòng cháy cơ sở chợ Ninh Hiệp, xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội, cho hay: “Hàng năm, được sự quan tâm của Ban giám đốc công ty và đội phòng cháy chữa cháy công an huyện đã tạo cơ hội cho chúng tôi được tập huấn, hướng dẫn về cách sử dụng trang thiết bị phòng cháy chữa cháy cũng như xử lý các sự cố".

Chỉ tính riêng tại địa bàn xã Ninh Hiệp, tổng số cơ sở thuộc diện quản lý Nhà nước về phòng cháy chữa cháy theo Nghị định 50 trên địa bàn có 561 cơ sở, trong đó có 66 cơ sở thuộc diện quản lý của công an huyện và 495 cơ sở thuộc diện quản lý của UBND xã Ninh Hiệp.

Công tác đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy luôn là vấn đề nóng.

Ông Phan Đức Hiệp, Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Hiệp, cho biết: "Từ nay đến cuối năm, chúng tôi sẽ tổ chức tuyên truyền vận động cho toàn thể các hộ dân trên địa bàn xã và đảm bảo mỗi gia đình có một người được tham gia tập huấn về nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn".

Ngày 10/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 50 (sửa đổi), bổ sung một số điều của Nghị định số 136 năm 2020. Trong đó, nghị định có nhiều điểm mới về danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ. Một trong những điểm mới đáng lưu ý là về loại hình chợ.

Các đơn vị chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra, xử lý vi phạm về PCCC.

Có đến 80% tổng số vụ cháy xảy ra vào ban đêm và ngoài giờ hoạt động của chợ, trên 70% vụ cháy chợ do sự cố hệ thống điện, sử dụng thiết bị tiêu thụ điện không bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy và do sử dụng lửa trần, thắp hương thờ cúng.

Trước yêu cầu đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy đối với loại hình chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Công an, Công an thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch cao điểm về tuyên truyền, kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; chỉ đạo các đơn vị chức năng có liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra, xử lý vi phạm về phòng cháy chữa cháy.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cục Cảnh sát giao thông đang tham mưu xây dựng dự thảo nghị định xử phạt hành chính, dự kiến điều chỉnh tăng mức phạt với một số nhóm hành vi vi phạm luật giao thông.

Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam đề xuất xây dựng thêm đường cất hạ cánh thứ hai tại sân bay Long Thành với kinh phí khoảng 3.400 tỷ đồng.

Nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng liên quan đến việc học sinh sử dụng xe đạp điện, xe máy điện xảy ra trong thời gian qua không chỉ đến từ các em khi vi phạm các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông mà còn do sự thiếu trách nhiệm của gia đình trong quản lý con em khi đi học, giao xe cho con khi chưa đủ điều kiện điều khiển.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội thông tin đã giải quyết việc làm cho hơn 17.500 người lao động. Như vậy, trong 10 tháng của năm 2024, toàn thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho hơn 196.000 người lao động.

Trong 10 tháng năm 2024, ngành du lịch TP.HCM đón hơn 35,5 triệu lượt khách trong và ngoài nước, doanh thu đạt hơn 156 nghìn tỉ đồng, tăng 11,9% so với cùng kỳ và đạt 82,4% kế hoạch năm.

Thời gian gần đây, nền tảng mua sắm trực tuyến có tên gọi Temu (thuộc sở hữu của Tập đoàn PDD Holdings - Trung Quốc) đang làm náo động thị trường mua sắm trực tuyến của Việt Nam bởi những ưu đãi hấp dẫn khiến giá hàng hoá rẻ bất ngờ. Nhưng đến thời điểm này, khi có thông tin sàn này chưa đăng ký tại Việt Nam, câu chuyện về sự tỉnh táo của người tiêu dùng một lần nữa lại được cảnh báo.