Giá nhà đang chững, có nên xuống tiền lúc này?

(HanoiTV) - Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), giao dịch đang có xu hướng chậm lại khiến giá căn hộ chưa kịp tăng dù lạm phát cận kề.

Tại Việt Nam, lãi suất đang được duy trì tương đối ổn định, trong khi nguồn cung căn hộ giảm dần, đẩy giá căn hộ lên mặt bằng mới.

Đây là giai đoạn "bản lề" rất phù hợp cho người mua nhà để ở bởi lãi suất mua nhà chưa quá cao trong khi giá thị trường có thể sẽ còn tăng mạnh trong tương lai.

Thống kê của VARS cho thấy trong nửa đầu năm 2022, riêng phân khúc căn hộ có gần 22.800 căn được chào bán - trong đó quá nửa là các căn hộ thấp tầng, đất nền.

Hầu hết căn hộ chung cư đều là từ các dự án đã chào bán trước đó, tình hình cấp phép rất hạn chế. Tỷ lệ hấp thụ các căn hộ tiếp tục duy trì mức 51% như năm 2021.

Trong khi đó, thống kê gần 130 doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán cho thấy tính đến cuối năm, lượng hàng tồn kho cuối năm 2021 của các doanh nghiệp này chỉ tăng 2% so với đầu năm. Cùng với sự chậm trễ trong việc cấp phép các dự án khiến nguồn cung nhà ở đang bị hạn chế, giá nhà tăng là điều khó tránh khỏi.

Có nên mua nhà thời điểm này?

Ông Trần Khánh Quang- Tổng giám đốc đốc Công ty CP Đầu tư bất động sản Việt An Hòa,cho rằng giai đoạn này, nhiều nhà đầu tư đang rút khỏi thị trường bởi áp lực lãi vay và chấp nhận bán cắt lỗ. Chuyên gia này đánh giá một số nhà đầu tư chuyên nghiệp có thể tìm thấy các sản phẩm giá tốt ở thời điểm này để mua nhưng các nhà đầu tư F0, ít kinh nghiệm thì “dù hưng phấn đến mấy cũng nên cảnh giác với những rủi ro khi BĐS chững lại”.

Kết quả điều tra của VARS với các Hội viên là các nhà môi giới cho thấy, có tới 90% nhà môi giới nhận định giá căn hộ sẽ tăng trong nửa cuối năm nay, trong khi tỷ lệ các nhà môi giới tin rằng giao dịch sẽ trở nên sôi động chỉ ở mức 53% cho dù nỗi lo lạm phát khiến 83% nhà môi giới cho rằng nên đầu tư bất động sản. 

Việc mua nhà để đầu tư, đặc biệt khi sử dụng các đòn bẩy tài chính cần được cân nhắc. Dòng tiền cần chờ đợi những cơ hội thực sự an toàn trong tương lai sau khi cân nhắc kỹ càng những yếu tố vĩ mô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việc ngành du lịch phục hồi mạnh mẽ đang là căn cứ để các chuyên gia dự báo nguồn cung bất động sản du lịch nghỉ dưỡng năm 2024 sẽ cải thiện khoảng 20% so với năm 2023.

Khoảng 10 năm trước đây, khái niệm du lịch homestay còn khá lạ lẫm với nhiều người, nhưng giờ đây đang trở nên quen thuộc, thậm chí bùng nổ du lịch homestay cùng với xu hướng “bỏ phố về rừng”. Đặc biệt, từ khi dịch COVID-19, xu hướng này phát triển ngày một mạnh mẽ hơn.

Tính đến ngày 27/9, có 10 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản công bố huy động vốn thành công thông qua việc phát hành trái phiếu riêng lẻ trong nước với tổng giá trị khoảng 27.000 tỷ đồng.

Nguồn cung nhà giá rẻ thiếu hụt trầm trọng. Trong khi đó, giá nhà lại ở ngưỡng quá cao. Điều này khiến cho người dân càng khó khăn hơn trong việc sở hữu căn nhà của riêng mình. Trước tình hình đó, nếu doanh nghiệp không tự thay đổi, tái cấu trúc và tìm các giải pháp hạ giá nhà thì sẽ rất khó để trụ vững.

Với ước tính thu nhập bình quân của người dân tại Hà Nội năm 2023 là 135 triệu đồng/năm, nếu dùng toàn bộ thu nhập để mua nhà thì để sở hữu một căn nhà tại Hà Nội, người dân cần khoảng 23 năm để mua chung cư, chưa tính tới các loại hình nhà đất khác. Rõ ràng, giá nhà ở Hà Nội đang quá cao so với mức thu nhập bình quân của người lao động.

Trong khi hàng loạt mặt bằng trên các tuyến phố lớn tại TP Hà Nội đang đóng cửa, treo biển cho thuê thì nhiều hộ kinh doanh đang có xu hướng dịch chuyển, tìm kiếm mặt bằng trong ngõ hẻm để tiết kiệm tối đa chi phí.