Giá nhà tái định cư tăng cao phi lý
Được môi giới quảng cáo nằm ở “đất vàng” quận Cầu Giấy, nhưng thực trạng của tòa N2A khu tái định cư Trung Hòa - Nhân Chính là lớp sơn bong tróc, mảng tường lở loét, để lộ những hàng gạch trơ trụi. Nguy hiểm luôn tiềm ẩn đối với những cư dân sinh sống tại đây.
Cách đó khoảng 2km, tòa A6B khu tái định cư Nam Trung Yên cũng chung tình trạng. Những lớp tường gạch chực chờ rơi xuống! Bên ngoài là vậy, phía trong nhà cũng không khang trang hơn là bao!
Chị Nguyễn Thị Thu Hà (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy) cho biết: “Tôi chuyển đến đây từ tháng 10 năm 2014. Sinh hoạt lúc đầu thì không có vấn đề gì. Nhưng sau 2 năm thì tường ẩm mốc. Thang máy thì cũ, hỏng, luôn luôn trong tình trạng được thang này thì hỏng thang kia, ít khi hai thang cùng hoạt động”.
Xuống cấp là vậy nhưng những thông tin rao bán, chuyển nhượng nhà tái định cư lại gây bất ngờ. Như một căn nhà tái định cư, với lý do chủ nhà cần bán gấp, người mua "chỉ cần" bỏ ra 2,5 tỷ đồng (tương đương hơn 62 triệu đồng/m2) cho một căn hộ 40m2 đã có đầy đủ nội thật, pháp lý rõ ràng!
Hay một căn nhà tái định cư khác được mô tả có “view đẹp”, diện tích 36,7 m2, đang được rao bán lên tới 80 triệu đồng/m2 với mức giá gần 3 tỷ đồng!
Anh Mai Trung Huy (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân) cho biết: “Tôi thấy giá nhà tái định cư như thế thì cao quá. Giá nhà ở thương mại đã cao rồi, mà giá nhà tái định cư cũng cao nữa, thì những người thu nhập thấp rất khó có thể mua được nhà”.
Chị Dương Hoài Thanh (phường Dương Nội, quận Hà Đông) cho biết: “Với giá nhà 60, 70 triệu đồng/m2, tôi đang cảm thấy giá nhà tái định cư như thế là quá phi lý. Bởi vì nhà tái định cư xuống cấp trầm trọng, mà giá cao như vậy, có thể do môi giới đẩy giá lên cao”.
Theo các chuyên gia bất động sản, nếu xét kỹ trên mặt bằng kinh tế nói chung thì giá bán căn hộ tái định cư 60 - 70 triệu đồng/m² là kết quả của những chiêu trò mà môi giới vẽ ra. Luật sư Phạm Thanh Tuấn - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, cho biết: “Chúng ta thấy rằng giá của những căn nhà tái định cư được rao bán 60, 70 triệu/m2 có thể không thực sự là giá bán của người dân, mà đó là giá do các môi giới rao bán là như vậy. Theo tôi, đây là một trong những vấn đề các cơ quan có thẩm quyền cần xem xét và đánh giá”.
Giá bị đẩy cao phi lý nhưng lượng giao dịch thực tế hầu như không có. Vì vậy, người có nhu cầu ở thực cần tỉnh táo, tránh rơi vào bẫy giá ảo từ những lời chào mời hấp dẫn. Bởi nhà xuống cấp như thế, khó ai có thể yên tâm để an cư.
Bảng giá đất điều chỉnh vừa được UBND Thành phố ban hành có hiệu lực từ 20/12/2024 đến hết năm 2025, trong đó, giá đất ở có mức cao nhất là hơn 695,3 triệu đồng/m² với các thửa mặt đường tại loạt phố của quận Hoàn Kiếm. Mức này gấp gần 3,7 lần bảng giá cũ.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Ba Đình.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 71 về việc điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố được áp dụng từ nay đến hết năm 2025.
Sau những vụ cháy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thời gian qua, chính quyền nhiều địa phương đã yêu cầu người dân phá dỡ chuồng cọp, song sắt. Lối thoát nạn an toàn có vai trò như thế nào khi chẳng may xảy ra cháy nổ?
Trong phiên họp giải trình, Thường trực HĐND TP Hà Nội đề nghị UBND thành phố nghiên cứu các cơ chế, chính sách, quy định về đấu giá quyền sử dụng đất bãi bồi ven sông để làm bãi chứa trung chuyển vật liệu xây dựng.
Triển khai Công điện số 130 của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố đã ban hành công văn số 4255 yêu cầu tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án nhà ở xã hội.
0