Giá nhà tập thể cũ đang bị đẩy cao phi lý

Tại Hà Nội, có nhiều khu tập thể cũ đã xuống cấp, không gian chật chội, thiếu chỗ gửi xe và không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy. Nhiều bất cập như vậy, nhưng những căn hộ tập thể vẫn được rao bán với mức giá trên trời.

Để thu hút người mua, môi giới đã nhiều người đưa ra nhiều lý do để thuyết phục như có vị trí trung tâm rồi vẽ ra viễn cảnh tập thể cũ sẽ được nâng cấp hoặc xây mới.

Khu nhà tập thể số 11 Vọng Đức (quận Hoàn Kiếm) có thời gian tồn tại đã hơn 60 năm, nhiều hạng mục xuống cấp. Sập xệ, thiếu an toàn nhưng những căn hộ tại tầng 1 của khu nhà đang được rao bán với giá hơn 300 triệu đồng/m².

Không chỉ ở quận Hoàn Kiếm, tại các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, nhiều căn hộ tập thể cũ cũng đang được rao bán với giá rất cao, ngang ngửa với chung cư xây mới.

Ông Vũ Thiện Thập (phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết: "Nhà G1 rất nhiều người đến hỏi, vì khu vực này gần các trường đại học nên giá cũng tăng. Ví dụ một căn 50m², sấp xỉ 3 tỷ đồng, trong khi thời gian trước căn này có giá tầm dưới 2 tỷ đồng".

Thấp nhất là 60 triệu đồng, cao là lên tới hàng trăm triệu đồng/m². Rao bán căn hộ tập thể cũ thì tràn lan trên mạng, nhưng giao dịch thực lại rất ít. Lợi thế về vị trí cũng không thể bù đắp những tiện ích tối thiểu, đặc biệt là sự thiếu an toàn.

"Khu nhà ở chung cư cũ xuống cấp, được xây dựng phần lớn ở trung tâm đô thị, thành phố lớn. Người mua kỳ vọng có sự thay đổi khu vực đó, sự cải tạo khu vực đó. Và họ muốn thừa hưởng những giá trị khi đã cải tạo xong", ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam nhận định.

Riêng giai đoạn 2021-2025 có 19 dự án hoàn thành với khoảng gần 1 triệu m² sàn, cung cấp trên 15.000 căn hộ. Nguồn cung tăng sẽ góp phần kéo giảm giá bất động sản. Nhưng quan trọng hơn là các chính sách điều hành, siết chặt quản lý thị trường không để đất trong ngõ sâu, chung cư, nhà tập thể cũ rồi cả nhà ở xã hội cũng bị đẩy cao phi lý như hiện nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Công điện số 130/CĐ-TTg về việc đôn đốc tập trung chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội (NƠXH).

Tình trạng đất đấu giá bị đẩy lên cao một cách phi lý không chỉ làm méo mó thị trường mà còn gây thiệt hại trực tiếp đến người dân. Ban Dân nguyện đã đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo bộ, ngành có giải pháp kiểm soát chặt việc đấu giá đất.

Năm 2025, Hà Nội sẽ có thêm hơn 15.000 căn hộ nhà ở xã hội - một nguồn cung lớn nhà giá rẻ sẽ được đưa ra thị trường. Để tránh rủi ro bị lừa đảo, người mua cần phải nắm vững một số điều kiện khi mua nhà ở xã hội hình thành trong tương lai như sau.

Sắp tới sẽ có thêm 100.000 tỉ đồng vốn trái phiếu chính phủ cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp vay ưu đãi mua nhà trong giai đoạn 2025 - 2030. Như vậy, cơ hội tiếp cận vốn vay tiếp tục được mở ra, nhưng cần tăng nguồn cung để người dân có nhà để mua.

Ngày 11/12, HĐND Thành phố Hà Nội đã tiến hành chất vấn nhiều vấn đề được cử tri quan tâm. Nổi bật trong lĩnh vực nhà đất là các nguyên nhân dẫn đến tình trạng các dự án chậm triển khai và công tác quản lý tài sản công.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 11 tháng của năm 2024, lượng doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đăng ký thành lập là hơn 4.240 doanh nghiệp, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước.