Giá phòng trọ tăng cao, sinh viên lao đao tìm chỗ ở | Hà Nội tin mỗi chiều

Giờ đã gần hết tháng thứ hai của năm học mới, nhưng rất nhiều sinh viên vẫn loay hoay tìm chỗ ở. Lý do thật sự là gì?

“Em cần tìm phòng trọ gần trường, em là sinh viên năm nhất…”, “Tầm này lấy đâu ra giá ấy, đi chỗ khác cũng thế thôi…”... là những bình luận tại một group tìm phòng và cho thuê phòng trọ trên mạng xã hội. Với những sinh viên hay những người ngoại tỉnh học tập và làm việc ở Hà Nội, việc chấp nhận giá thuê tăng theo phong trào của các chủ trọ không phải lần đầu tiên. Nhưng lạ, trường hợp này là với những tân sinh viên. Chân ướt chân ráo ra Hà Nội, ai cũng muốn mình tìm được một chỗ ở hợp lý, gần trường, điều kiện cơ bản.

Bắt đầu tìm phòng ở chuẩn bị cho những năm tháng tự lập sắp tới, Vân Anh - quê ở Thái Bình đối diện với khó khăn ngay khi đến Thủ đô. Những phòng còn trống giá đều rất cao, Vân Anh chỉ ở một mình, nếu thuê sẽ rất lãng phí nên bạn đã quyết định lựa chọn ở ghép cùng người lạ: "Hiện tại thì mình đang thuê trọ ở quận Đống Đa, Hà Nội. Mình gặp khó khăn là phòng trọ giá cao, mình không đủ chi phí để chi trả một mình nên mình phải lựa chọn phương án ở ghép với một người khác".

Sinh viên ra trường đa số tiếp tục ở lại Thủ đô làm việc, cùng thời điểm đó, hàng nghìn tân sinh viên đang tìm chỗ ở. Nhu cầu tìm kiếm phòng trọ, nhà trọ luôn gia tăng. Chị Kim Ngân, 25 tuổi, ở Cầu Giấy, cũng khá đau đầu trong việc tiết kiệm chi phí: "Mình ra trường và cũng đi làm được 2 năm rồi. Mình đi làm có mức lương khá ổn. Tuy nhiên, dạo gần đây, giá nhà trọ bắt đầu tăng cao và chỗ mình người ta cũng thu cao thêm rồi. Thế nên, mình cảm thấy tiền của mình đi làm chi trả hết cho những sinh hoạt hàng ngày và mình không có tiền để tiết kiệm hoặc tiết kiệm được rất ít".

Vậy là không chỉ tân sinh viên mà chính những người đang đi làm ở Thủ đô cũng chật vật trong nỗi lo chung: giá nhà tăng.

Một chung cư mini tại Hà Nội cho sinh viên thuê. Ảnh: VnExpress.

Người đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội, có thể việc mua nhà chưa dám nghĩ tới nhưng để đổi phòng trọ trong bối cảnh này cũng không. Giá nhà thuê tăng đôi khi không theo quy luật mà là theo cảm nhận của chủ nhà chẳng hạn. "Cô thấy người ta tăng thì cô cũng tăng theo thôi. Với từ đầu năm cô cũng sơn sửa lại phòng trọ, mua thiết bị phòng cháy chữa cháy nữa, nên cô tăng giá để bù đắp chi phí thôi cháu ạ" – bà Mai, một chủ nhà trọ trên phố Vũ Ngọc Phan đã nói vậy.

Giá nhà thuê, giá phòng trọ tăng thì người thuê chỉ có mỗi phương án: Hoặc ở lại, hoặc rời đi, mà rời đi thì chắc gì đã có chỗ ở tốt hơn!

Dữ liệu của Batdongsan.com.vn cho thấy, nhu cầu tìm thuê ở trên website liên quan đến phòng trọ tại Hà Nội trong khoảng 4 - 5 tháng qua tăng khoảng 29% so với thời điểm đầu năm. Một số quận như Ba Đình, Long Biên, Thanh Xuân có mức độ cho thuê tăng hơn 40% so với đầu năm.

Nhận thấy cầu nhiều hơn cung nên bà Thu Hiền ở Khương Đình, Thanh Xuân, có nhà riêng cho thuê trọ cũng cho rằng các chủ nhà trọ nâng giá cao là điều dễ hiểu: "Bây giờ cô thấy ai đi thuê nhà trọ phải nhanh tay mới thuê được phòng. Có những hôm vừa treo biển được 5 phút đã có người hỏi thuê. Cứ đắn đo, do dự trả giá thì cô nói thật là chả thuê được đâu. Đến bó rau còn tăng giá thì giá nhà trọ cô tăng cũng là bình thường. Vậy để thuê nhà được đúng ý thì tiền là chưa đủ mà còn phải nhanh chân và may mắn!".

Ảnh minh họa: Tạp chí Thanh niên.

Có một vài lý do khiến giá cho thuê phân khúc nhà trọ, phòng trọ tăng lên. Ông Đinh Minh Tuấn – Giám đốc Batdongsan.com.vn có nêu 3 lý do chính: "Thứ nhất, giai đoạn vừa rồi có nhiều vấn đề liên quan đến an toàn cháy nổ nên các yêu cầu về an toàn phòng cháy chữa cháy chặt chẽ hơn khiến các chủ cho thuê phải đáp ứng, từ đó chi phí lắp đặt sắm sửa thiết bị cũng sẽ tính vào giá thuê nhà, một phần cũng khiến nguồn cung ít đi. Thứ hai, người đi thuê có xu hướng tìm thuê những nơi có mức độ an toàn cao hơn. Thứ ba, quy luật thị trường bởi giai đoạn sinh viên học sinh quay trở lại và lượng tân sinh viên mới ra. Còn những đơn vị nào trước đây chi phí thấp muốn đáp ứng được yêu cầu phải cải tạo. Tức là sẽ làm giá tăng lên. Ngoài ra, thường những khu xa thành phố vùng ven bắt đầu tăng giá phòng trọ rồi làm cho các khu vực trung tâm bắt đầu tăng giá theo".

Trước bài toán này, để giảm tải áp lực cho khu nhà trọ, phòng trọ thì các chuyên gia cho rằng nhà ở xã hội được đánh giá là giải pháp hiệu quả, giúp lao động thuê với chi phí rẻ, có đầy đủ cơ sở vật chất và đảm bảo an ninh an toàn. Bởi nhóm đối tượng của hai phân khúc này chủ yếu là người lao động ngoại tỉnh, vợ chồng trẻ, sinh viên, người mới ra trường... cũng là đối tượng nhà ở xã hội hướng đến.

Nhưng, nhà ở xã hội, đến bao giờ?

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giá nhà Hà Nội tăng cao không phải do giá đất mới; Dự án NƠXH tại Đông Anh khởi công quý I/2025; Chung cư hạ nhiệt nhưng giá vẫn cao phi lý... là một số nội dung đáng chú ý trong Bản tin hôm nay.

Vượt qua hơn 700 thí sinh, 15 thí sinh tại vòng chung kết Tiếng hát Hà Nội bước vào đêm chung kết với phần dự thi hai tiết mục bao gồm bài hát tự chọn theo phong cách âm nhạc và một ca khúc về chủ đề Hà Nội. Không chỉ “khoe” giọng hát nội lực, các thí sinh còn thể hiện sự đầu tư dàn dựng khi có sự kết hợp cùng nhạc cụ và vũ đạo. 15 thí sinh là 15 màu sắc âm nhạc khác nhau, tạo nên đêm chung kết chất lượng và đầy cảm xúc.

Thời tiết Hà Nội ngày 26/12 vẫn duy trì ấm áp vào ban ngày, rét về đêm và sáng sớm. Nhiệt độ dao động 21-22 độ, độ ẩm 53-65%, hanh khô đã giảm đi chút ít.

Đoàn viên thanh niên quán triệt định hướng lớn của Đảng; Quận Ba Đình tập trung đổi mới sáng tạo; Bệnh viện E hỗ trợ Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì trong khám chữa bệnh;... là một số nội dung đáng chú ý trong Chương trình Thời sự 15h00 hôm nay.

Trước khi đón đợt không khí lạnh mạnh tăng cường, tiết trời Hà Nội ngày 26/12 vẫn ấm áp.

Trong các món ăn truyền thống được người Việt yêu thích, phở là món thật đặc biệt. Từ giới bình dân cho tới giới thượng lưu, bất cứ ai cũng có thể bước chân vào hàng phở. Người ta có thể ăn phở bất cứ thời điểm nào trong ngày, chỉ cần đói bụng là có thể ăn. Một người bình thường có thể không ăn bánh bao, không ăn mì, không ăn xôi, nhưng chắc chắn ai cũng từng ăn phở.