Gia tăng bệnh nhân nhập viện do thay đổi thời tiết

Thời tiết chuyển lạnh gây ảnh hưởng rất lớn đến hệ hô hấp. Vì vậy, nếu không biết cách điều trị và dự phòng bệnh thì nguy cơ nhập viện là rất lớn. Tại một số bệnh viện tuyến Trung ương trên địa bàn Hà Nội, số lượng người cao tuổi, có tiền sử mắc các bệnh về đường hô hấp nhập viện có xu hướng gia tăng. Bên cạnh đó, các khoa nhi cũng ghi nhận số lượng bệnh nhi tăng đột biến, nhiều phòng kín giường bệnh.

Ông Nguyễn Trọng Thanh, 81 tuổi ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD nhập viện trong tình trạng co thắt phế quản, tăng dịch nhầy trong đường hô hấp gây khó thở.  Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính rất nhạy cảm với thời tiết. Thời tiết thay đổi là người tôi rất mệt mỏi, khó thở. Khi vào viện kịp thời được các bác sĩ điều trị nên cũng đỡ hơn, ông Thanh chia sẻ.

Ông Thanh đang điều trị tại Bệnh viện hữu nghị Việt xô.

Bác sĩ Nguyễn Đặng Khiêm – Trưởng khoa Cấp cứu – Bệnh viện hữu nghị Việt xô cho biết: "Vào thời điểm giao mùa, nếu không dự phòng cẩn thận, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể tái phát và tiến triển rất nhanh. Có rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến mắc COPD bao gồm cả các yếu tố thuộc về cơ địa người bệnh và các yếu tố do tiếp xúc thường xuyên với các yếu tố nguy cơ gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Trong đó, những người hút thuốc lá, thuốc lào có nguy cơ mắc COPD cao nhất. Ngoài phổi tắc nghẽn mãn tính, thời điểm này người cao tuổi cũng thường nhập viện do các bệnh lý hô hấp và tim mạch".

Bác sĩ Nguyễn Đặng Khiêm khuyến cáo với người cao tuổi vấn đề sử dụng thuốc cần hết sức lưu ý để tránh tình trạng bệnh nặng thêm. Người cao tuổi thường ngại đi khám bệnh và tự ý đi ra hiệu thuốc kể về tình trạng bệnh và mua thuốc. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu quả điều trị do không được cá thể hóa. Mỗi người cao tuổi khi đến bệnh viện sẽ được tham khám và có các phác đồ thích hợp với thể trạng và mức độ bệnh khác nhau.

Bác sĩ đang thăm khám cho bệnh nhi.

Những ngày gần đây trẻ nhập viện vì viêm phổi, viêm tiểu phế quản, tại nhiều bệnh viện đều tăng khoảng 20 -30% so với bình thường.  Đây là thời điểm khiến sức đề kháng của trẻ giảm cùng với mật độ vi khuẩn, virus trong không khí tăng lên. Bác sĩ Đỗ Hoàng Hải – Phòng điều trị tích cực - Trung tâm nhi - Bệnh viện Bạch Mai cho biết, các phòng trong trung tâm lúc nào cũng kín giường, trong đó có những bệnh nhi chưa đầy một tháng tuổi bị suy hô hấp nặng, phải thở máy do căn nguyên virus RSV. Bệnh nhân phải thở oxy dòng cao, hỗ trợ chăm sóc hô hấp và ăn qua xông. Hiện tại bệnh nhân được kết hợp điều trị hai loại kháng sinh. Tại Trung tâm đang có khá nhiều bệnh nhân viêm phổi do RSV.

Các bác sĩ cho biết, không chỉ gây suy giảm miễn dịch, chuyển biến nhanh dẫn đến biến chứng nặng, RSV còn hay đồng nhiễm hơn các loại virus khác. Vì thế nhiều trường hợp bội nhiễm phải dùng kháng sinh. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, tình trạng viêm đường hô hấp do virus RSV sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng của trẻ.

Hầu hết bệnh nhân nhập viên do nhiễm khuẩn đường hô hấp đặc biệt là viêm phổi do RSV. Bệnh nhân mắc cúm cũng rất nhiều. Dù đã cuối mùa sốt xuất huyết, nhưng số bệnh nhân nhập viện cũng rất cao. Đáng chú ý đó là sốt xuất huyết khi mới khởi phát có biểu hiện tương đối giống các bệnh sốt virus khác, nên nhiều phụ huynh dễ nhầm, chủ quan không đưa trẻ đến khám bệnh, tự điều trị tại nhà bằng thuốc hạ sốt có thành phần Inbuprofen hoặc truyền dịch không đúng phác đồ có thể khiến bệnh diễn biến nặng lên, bác sĩ Lê Thị Lan Anh – Phó Giám đốc Trung tâm Nhi – Bệnh viện Bạch Mai cho biết thêm.

Bác sĩ Lê Thị Lan Anh – Phó Giám đốc Trung tâm Nhi – Bệnh viện Bạch Mai.

Theo các bác sĩ, thời tiết lúc giao mùa thay đổi thất thường khiến cơ thể không thích ứng kịp, dễ bị vi rút, vi khuẩn tấn công gây bệnh như cảm cúm, viêm mũi họng và nguy hiểm hơn có thể làm tái phát các bệnh lý mạn tính. Việc phòng bệnh lúc chuyển mùa là vô cùng quan trọng trong cộng đồng và đối với từng người. Nhất là ở người cao tuổi, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ để tránh bệnh diễn tiến nặng. Cùng với việc lưu ý phòng bệnh bằng việc tiêm chủng đầy đủ các loại bệnh theo mùa, theo độ tuổi, thì giữ môi trường sống xung quanh sạch sẽ, thoáng mát và chú ý vệ sinh cá nhân như rửa tay, rửa mũi súc họng cũng góp phần phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nam thanh niên 21 tuổi ở Yên Bái nhập viện trong tình trạng sốt, chóng mặt, nôn, ngứa nhiều, tê cứng, mẩn đỏ và phát ban ở da. Dưới da ở đùi, mặt cẳng tay, bụng, lưng đều có hình ảnh giun sán ký sinh trùng di chuyển.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tính từ đầu năm đến nay, Việt Nam ghi nhận 6 trường hợp mắc bệnh bạch hầu, trong đó 1 trường hợp tử vong.

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết người dân đi khám, chữa bệnh có thể sử dụng thẻ bảo hiểm y tế giấy song song với dùng căn cước công dân gắn chip, sử dụng tài khoản VNeID mức 2 và dùng ứng dụng VssID – Bảo hiểm xã hội số...

Bắt đầu từ ngày 1/8, bệnh viện Bạch Mai sẽ tăng giờ khám chữa bệnh đến 21h00 hàng ngày. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể đăng ký qua app để chủ động đến khám chữa bệnh.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. HCM (HCDC) vừa cho biết, sau khi xảy ra trường hợp bệnh nhân tử vong do bệnh bạch hầu tại Nghệ An, người dân đi tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu ở TP. HCM có xu hướng gia tăng dẫn đến tình trạng hết vaccine.

Bệnh viện Đa khoa Đức Giang và Hội Phẫu thuật Thần kinh Việt Nam vừa đào tạo chuyên môn ngành ngoại thần kinh - cột sống với chủ đề “Cấp cứu thần kinh - cột sống” dành cho bác sĩ và điều dưỡng các bệnh viện khu vực miền Bắc.