Gia tăng bệnh nhi nhiễm virus hợp bào hô hấp
Trẻ nhiễm virus này có thể điều trị khỏi hoàn toàn và không để lại di chứng. Tuy nhiên, với một số nhóm trẻ đặc biệt, RSV có thể khiến các bệnh đường hô hấp diễn biến nặng, thậm chí khiến trẻ tử vong.
Đã là ngày điều trị thứ ba, nhưng con chị Nguyễn Hồng Anh (Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn trong tình trạng nặng, suy hô hấp, khó thở. Chị Hồng Anh cho biết ban đầu bé chỉ có biểu hiện ho húng hắng. Tuy nhiên, bệnh diễn biến nhanh, nặng lên chỉ sau ít ngày. Bé được điều trị tại nhà 7 ngày. Khi đến viện, bé đã được chỉ định thở oxy do biến chứng viêm phổi vì nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV.
Hàng chục trẻ đang được điều trị tại khoa Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn, đều có biểu hiện viêm tiểu phế quản do nhiễm virus RSV.
Theo BSCKII Nghiêm Thị Mai Sang, Phó trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn, bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, nhất là mùa xuân - hè. Khi trẻ nhiễm RSV, triệu chứng khởi phát ban đầu thường là ho khan, hắt hơi, sổ mũi và có thể sốt. Các triệu chứng này rất dễ bị nhầm lẫn với nhiễm cúm hay các loại virus khác. Đến giai đoạn toàn phát, trẻ có dấu hiệu khò khè, ho nhiều, thở nhanh, có thể dẫn tới khó thở, suy hô hấp, xẹp phổi, tràn khí màng phổi, ứ khí phổi.
Tại bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, số trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV gây viêm phổi đến khám và nhập viện tăng đột biến, với hàng trăm ca bệnh mỗi ngày, chiếm hơn 60% các bệnh về đường hô hấp... Bác sĩ Phan Thị Kim Dung, Phó trưởng khoa hô hấp Nhi, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, cho biết rất nhiều trường hợp nhập viện khi đã có biến chứng nặng.
Trẻ ở mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm virus hợp bào hô hấp. Hầu hết trẻ gặp diễn biến nặng như viêm phổi, viêm phế quản, suy hô hấp... là trẻ dưới 2 tuổi. Với trẻ lớn, sức đề kháng tốt hơn, biểu hiện chỉ như cảm cúm thông thường và trẻ có thể tự khỏi. Tuy nhiên, trẻ lớn lại có thể lây truyền virus cho trẻ nhỏ sống chung trong gia đình.
Thời điểm giao mùa, virus RSV hoạt động mạnh, các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần hết sức cẩn trọng khi chăm sóc trẻ. Biện pháp phòng tránh tốt nhất là tránh để trẻ tiếp xúc gần với nhiều người, nhất là những người có dấu hiệu mắc các bệnh đường hô hấp. Đặc biệt, với trẻ sơ sinh, tuyệt đối không thơm, hôn trẻ; khi chăm sóc trẻ cần vệ sinh tay sạch sẽ./.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Trong bốn năm, Việt Nam có hơn 269.000 ca tử vong do đề kháng kháng sinh là thông tin được công bố tại Lễ khởi động chương trình cộng đồng về Phòng, chống kháng kháng sinh ngày 22/11.
Chung kết cuộc thi “Y tế cơ sở giỏi năm 2024” do Bộ Y tế tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội, với sự tham gia của 6 đội thi đến từ 6 tỉnh, thành phố.
Bệnh viện E ngày 21/11 đưa ra cảnh báo về tình trạng tập thể dục quá mức có thể đe dọa tới tính mạng hoặc để lại biến chứng nặng nề. Mới đây, Bệnh viện đã can thiệp cấp cứu thành công một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
Báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh, trong tuần 46 (từ ngày 11-17/11) ở thành phố ghi nhận 695 trường hợp mắc sốt xuất huyết.
Số lượng bệnh nhân mắc ung thư da được chẩn đoán và điều trị ngày càng tăng - đây là thông tin được đưa ra trong Hội nghị Da liễu Đông Dương lần 6 và Hội nghị Da liễu toàn quốc thường niên được khai mạc sáng 22/11 tại Huế.
0