Gia tăng các bệnh lý về da liên quan đến miễn dịch

Trong điều kiện khí hậu và môi trường hiện nay, các bệnh lý về da liên quan đến dị ứng, miễn dịch ngày càng gia tăng. Đây là thông tin được chia sẻ tại Hội nghị Da liễu toàn quốc thường niên 2023 và Hội nghị Nghiên cứu Da liễu Việt Nam lần thứ nhất được khai mạc sáng nay (24/11) tại TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Hội nghị diễn ra trong 3 ngày (23 - 25/11) với 14 phiên khoa học, 2 phiên đào tạo liên tục trước hội nghị và nhiều hội thảo chuyên sâu với sự tham gia của hơn 1500 đại biểu. 

Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương PGS. TS Lê Hữu Doanh cho biết, nếu như trước đây chuyên ngành da liễu chủ yếu tập trung vào bệnh phong, các bệnh lây qua đường tình dục hay các bệnh lý nhiễm trùng da thì hiện nay ngành còn quan tâm thêm các bệnh lý da liên quan đến dị ứng, miễn dịch.

"Đặc biệt bệnh viêm da cơ địa, mề đay mãn tính gia tăng trong thời gian gần đây. Các bệnh lý tự miễn như lupus, hay liên quan đến sợi thượng bì cũng có xu hướng gia tăng. Những bệnh này cũng chịu ảnh hưởng từ yếu tố môi trường. Bản thân môi trường ngày càng phát triển, công nghiệp ngày càng phát triển, bản thân con người cũng giao lưu rất nhiều, chính vì thế các bệnh lý dị ứng, đặc biệt liên quan đến dị ứng về môi trường cũng có xu hướng tăng" - PGS. TS Lê Hữu Doanh chia sẻ.

PGS. TS Lê Hữu Doanh - Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương.

Các chuyên gia sẽ thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý da nói chung cũng như các bệnh tự miễn nói riêng.  Trong số các báo cáo tại Hội nghị, có 15 báo cáo báo quốc tế của các chuyên gia da liễu uy tín đến từ Nhật Bản, Pháp, Đan Mạch, Thụy Điển, Italia, Singapore, Malaysia và Ấn Độ. Nội dung chuyên môn của hội nghị trải rộng với nhiều chuyên đề chuyên sâu như mày đay, bạch biến, rụng tóc, vảy nến, trứng cá, các bệnh lý tự miễn, rối loạn miễn dịch, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và ung thư da…

Hội nghị thu hút nhiều chuyên gia hàng đầu quốc tế và Việt Nam trong chuyên ngành Da liễu.

Tại hội nghị lần này, các chuyên gia chia sẻ, thảo luận sâu về vấn vaccine phong – tiềm năng trong điều trị và loại trừ căn bệnh này.

"Bệnh phong là bệnh nhiễm trùng mang tính kéo dài, thời gian ủ bệnh lâu có thể đến vài năm, chính vì vậy việc phát triển vaccine phong là điều giới chuyên môn rất mong muốn. Bởi lẽ, một căn bệnh nhiễm trùng như bệnh phong thì việc sử dụng vaccine là điều quan trọng tiến tới thanh toán và loại trừ hoàn toàn căn bệnh này" – PGS.TS Lê Hữu Doanh thông tin.

Tuy nhiên, hiện nay việc nghiên cứu vaccine phong vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, vì vi khuẩn phong là loại vi khuẩn rất khó nuôi cấy và phải nuôi cấy trên động vật sống. Trong khi đó, động vật thí nghiệm (Armadillo) lại rất ít ỏi. Nhiều quốc gia trên thế giới vẫn đang nỗ lực nghiên cứu và hi vọng sẽ có những đột phá trong tương lai.

Theo Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, phát hiện sớm người bệnh phong và điều trị ngay thì nguồn lây gần như bị cắt đứt. Sau khi người bệnh kết thúc giai đoạn điều trị thì trong 3-5 năm tiếp theo, bệnh nhân và người xung quanh họ vẫn nằm trong diện giám sát nguồn lây để kịp thời phát hiện sớm ca mắc.

Tại Việt Nam, đến cuối tháng 11/2023, toàn quốc có 565/692 huyện, thị có bệnh nhân phong được công nhận loại trừ.

Hội nghị Da liễu toàn quốc thường niên 2023 là diễn đàn lớn để các cán bộ y, bác sĩ chuyên ngành da liễu cập nhật và chia sẻ kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực hành và ứng dụng công nghệ mới. Trong thời gian tới, Bệnh viện Da liễu Trung ương sẽ tiếp cận những bệnh lý da liên quan đến di truyền, rối loạn gen như ly thượng bì bóng nước bẩm sinh, u xơ thần kinh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Một trong những mặt trái của cuộc sống hiện đại là các vấn đề về sức khỏe tâm thần có xu hướng ngày càng gia tăng do con người phải chịu nhiều áp lực về học tập, công việc và các mối quan hệ xã hội. Chán ăn tâm thần và ăn vô độ tâm thần cũng là hệ quả của tình trạng căng thẳng, lo âu, trầm cảm, nhưng lại ít được quan tâm. Đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này ở nước ta.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 07/2024 quy định về đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập.

Đột quỵ, nhồi máu cơ tim ở người trẻ tuổi tại Việt Nam có xu hướng gia tăng. Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay.

"Mô, tạng là một trong những món quà quý giá nhất mà một người có thể trao tặng cho người khác" - đó là thông điệp được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Lễ phát động “Đăng ký hiến tặng mô, tạng cứu người - cho đi là còn mãi” tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan vừa có thư kêu gọi cán bộ, nhân viên ngành y tế tham gia đăng ký hiến mô, tạng cứu người, thực hiện lời phát động của Thủ tướng Chính phủ.

Công đoàn ngành Y tế Hà Nội phối hợp với Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội vừa khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện ung thư sớm, phát thuốc miễn phí đợt 1 cho 100 đoàn viên, người lao động nữ có hoàn cảnh khó khăn đến từ các công ty, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trực thuộc ngành Y tế Hà Nội.