Gia tăng căng thẳng trên chính trường Hàn Quốc
Ngay sau diễn biến này, nhiều quan chức cấp cao, trong đó có Chánh Văn phòng Tổng thống, đã đồng loạt xin từ chức. Trong khi đó, phe đối lập Hàn Quốc kêu gọi luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol tại Quốc hội.
Diễn biến kịch tính này một lần nữa cho thấy những chia rẽ sâu sắc trên chính trường Hàn Quốc, đồng thời đe dọa gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị tại nền kinh tế lớn thứ tư châu Á với nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Tổng thống Yoon Suk-yeol đêm qua đã ban bố lệnh thiết quân luật đầu tiên của Hàn Quốc trong vòng 44 năm qua. Trong bài phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Yoon Suk-yeol khẳng định quyết định thiết quân luật là cần thiết để bảo vệ đất nước trước việc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân, các lực lượng chống nhà nước thân Triều Tiên, cũng như bảo vệ trật tự hiến pháp tự do của đất nước. Tuy nhiên, ông không nêu ra bất kỳ mối đe dọa cụ thể nào.
Sau lệnh thiết quân luật, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã cử khoảng 230 binh sĩ và 24 máy bay trực thăng để thực hiện nhiệm vụ, trong khi nhiều nghị sĩ tìm cách vào bên trong nhà Quốc hội để bỏ phiếu vô hiệu hóa biện pháp này.
Đến khoảng 1h sáng, Quốc hội Hàn Quốc đã bỏ phiếu nhất trí chặn sắc lệnh của Tổng thống, với 190 phiếu thuận. Chỉ vài giờ sau đó, Tổng thống Yoon Suk Yeol tuyên bố dỡ bỏ thiết quân luật và rút quân. Loạt diễn biến này khiến nhiều người dân Hàn Quốc lo lắng.
Hiến pháp Hàn Quốc chỉ cho phép tuyên bố thiết quân luật trong những trường hợp khẩn cấp quốc gia nghiêm trọng, chẳng hạn như thời chiến hoặc các sự cố cần thiết về quân sự. Theo các nhà phân tích, tình huống mà Tổng thống Yoon Suk-Yeol đưa ra để ban hành lệnh thiết quân luật dường như không phù hợp với các tiêu chí đó.
Đảng Dân chủ tự do đối lập, hiện nắm giữ đa số trong Quốc hội gồm 300 ghế, đang thúc đẩy các thủ tục để luận tội Tổng thống. Nếu Tổng thống Yoon Suk-Yeol bị luận tội, ông sẽ bị tước bỏ các quyền hạn theo hiến pháp, cho đến khi Tòa án Hiến pháp ra phán quyết về số phận của ông.
Thủ tướng Han Duck-soo, người giữ vị trí số hai trong chính phủ Hàn Quốc, sẽ tiếp quản các trách nhiệm tổng thống.
Lệnh thiết quân luật ngắn ngủi nhưng đầy kịch tính của Tổng thống Yoon Suk Yeol đã để lại những hệ lụy sâu sắc về chính trị, kinh tế và uy tín quốc tế của Hàn Quốc. Giá trị của đồng won Hàn Quốc so với đồng USD đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2022. Ciếu của một số công ty và ngân hàng lớn cũng phản ứng tiêu cực.
Một số quốc gia, bao gồm cả Mỹ, Anh, tuyên bố theo dõi sát sao diễn biến ở Hàn Quốc và kêu gọi người dân thận trọng khi đến quốc gia Đông Bắc Á.
Ngày 4/12, lãnh đạo đảng Dân chủ đối lập ở Hàn Quốc, ông Lee Jae Myung cho rằng Tổng thống Yoon Suk Yeol có nguy cơ cao kích động Triều Tiên dẫn đến xung đột quân sự và có khả năng lớn sẽ tái áp đặt thiết quân luật.
Ủy ban Bầu cử Namibia cho biết bà Nandi-Ndaitwah - ứng cử viên của đảng Tổ chức Nhân dân Tây Nam Phi cầm quyền, đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm 27/1, trở thành tổng thống mới của nước này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 4/12 tuyên bố các nước phương Tây đang nỗ lực tối đa hóa việc cung cấp vũ khí cho Kiev trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhằm bảo đảm rằng cuộc xung đột Ukraine sẽ kéo dài sang năm 2025.
Trong bài phát biểu trước Quốc hội ngày 4/12, Thủ tướng Anh Keir Starmer đã công bố khoản đầu tư trị giá 1 tỷ bảng Anh giữa Anh và Qatar trong lĩnh vực phát triển năng lượng xanh.
Bộ Quốc phòng Nga thông báo, các tàu chiến và máy bay chiến đấu của nước này được trang bị tên lửa hành trình siêu vượt âm thế hệ mới đã tiến hành tập trận ở vùng biển phía Đông Địa Trung Hải.
Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ông Mark Rutte cho biết, các thành viên của liên minh đã nhất trí cần ưu tiên cung cấp hệ thống phòng không cho Ukraine để hỗ trợ nước này bảo vệ cơ sở hạ tầng của mình.
0