Gia tăng tai nạn do pháo nổ dịp cận Tết
Trường hợp thứ nhất, bệnh nhân nam ở Quảng Ninh chuyển tuyến đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong tình trạng vết thương dập nát phức tạp mặt gan bàn tay phải bờ nham nhở, bẩn, đáy sâu, đụng dập, tụ máu nhiều phần mềm, trật hở khối tụ cốt; gãy trật khớp bàn ngón I, các búp ngón còn căng, vết thương bàn tay trái, vết thương thành bụng. Bệnh nhân được bác sĩ trong tua trực kịp thời phẫu thuật cấp cứu xử lý vết thương: tiến hành đánh rửa vết thương nhiều lần, cắt lọc làm sạch, xử lý vết thương phần mềm, sửa mỏm cụt ngón V, đặt lại và khâu phục hồi dây chằng khớp bàn ngón I; găm kim cố định khối tụ cốt.
Trường hợp thứ hai, bệnh nhi P.T.N 14 tuổi ở Bắc Giang, theo lời kể gia đình, do tò mò, cháu đã sử dụng pháo và bị tai nạn khi đang cầm trên tay dẫn đến dập nát bàn tay. Sau tai nạn, bệnh nhân vào bệnh viện tuyến dưới sơ cấp cứu và được chuyển lên Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cùng ngày trong tình trạng: tay phải có vết thương dập nát ngón III-V, vết thương phần mềm bàn tay. Các bác sĩ đã mổ cấp cứu tạo mỏm cụt chỏm xương bàn ngón III-V, cắt lọc khối cơ dập nát, cố định xương bàn ngón I tay phải.
Nam bệnh nhân thứ ba ở Nam Định đã cùng bạn sử dụng pháo và bị nổ ngay khi vẫn đang cầm pháo đốt trên tay. Tại Bệnh viện, các bác sĩ tiến hành cắt lọc, bơm rửa kỹ vết thương; đặt lại và găm kim khớp bàn thang; sửa mỏm cụt ngón IV. Theo chia sẻ của người nhà bệnh nhân, gia đình rất lo lắng và vô cùng ái ngại cho việc phục hồi và trở lại cuộc sống bình thường trong học tập, sinh hoạt và cả tương lai sau này.
Ths.Bs. Lưu Danh Huy cho biết: đa phần các ca tai nạn pháo nổ do sử dụng pháo tự chế đều phải phẫu thuật trong tình trạng cấp cứu do vết thương bẩn, nguy cơ nhiễm trùng cao. Hầu hết các trường hợp đều có vết thương bàn tay, tỷ lệ cụt ngón bàn tay rất cao. Ngoài ra còn gây ra các tổn thương khác như: phần mềm, da, gân, ngón tay và thần kinh. Đặc biệt ở những người trẻ tuổi, tổn thương ở tay thuận sẽ ảnh hưởng chức năng sinh hoạt, lao động và để lại di chứng cả cuộc đời.
Mặc dù đã tích cực tuyên truyền về hậu quả nghiêm trọng của pháo tự chế, nhưng cứ vào dịp giáp Tết lại càng có nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng chấn thương nặng. Vì vậy chuyên gia khuyến cáo người dân cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng pháo nổ, không tự ý chế tạo thuốc nổ, pháo nổ gây đe dọa tính mạng của bản thân và người xung quanh đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh, các bậc phụ huynh, nhà trường cần phối hợp tuyên truyền, giáo dục để hạn chế các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra./.
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương thông tin về trường bệnh nhân tại Vĩnh Phúc nhập viện trong tình trạng sốt cao rét run, tụt huyết áp, rối loạn ý thức, suy đa tạng và tan máu, rối loạn đông máu nặng. Bệnh nhân vừa trở về sau chuyến công tác qua nhiều nước.
Sáng 7/1, tại Hà Nội, Viện Hàn Lâm khoa học xã hội, Viện nghiên cứu sức khỏe Người cao tuổi và Y tế cộng đồng đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề "Dinh dưỡng toàn diện - CODOCA vì sức khỏe cộng đồng". Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia hàng đầu từ các viện nghiên cứu tại Việt Nam.
Mỹ đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên trên người vì mắc cúm gia cầm H5N1. Đó là một bệnh nhân 65 tuổi, có tiền sử bệnh nền, tại bang Louisiana.
Bộ Y tế Ấn Độ ghi nhận thêm hai trường hợp nhiễm virus HMPV gây bệnh hô hấp tại bang Tamil Nadu, nâng tổng số ca nhiễm virus này trên cả nước lên 5 người.
Cận Tết Nguyên đán là thời điểm các dịch bệnh dễ bùng phát, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm như cúm mùa. Việc phòng chống cúm mùa không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn giúp mọi người đón Tết trong niềm vui trọn vẹn.
Chiều 6/1, trao đổi với phóng viên Đài Hà Nội, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Hoàng Minh Đức đã thông tin nhanh về các trường hợp mắc bệnh do vi rút gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc.
0