Gia tăng tai nạn hàng không do nhiễu động không khí
Nhiễu động không khí là hiện tượng không khí chuyển động rối hoặc hỗn loạn trong một khu vực không gian của khí quyển. Báo cáo của Airbus vào tháng 2/2022 chỉ ra rằng nhiễu động có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân thường thấy nhất là do thay đổi mật độ không khí. Khi máy bay bay qua khu vực có mật độ không khí khác biệt, sự thay đổi đột ngột về áp suất sẽ dẫn đến hiện tượng rung lắc.
Một nguyên nhân khác là do luồng phản lực. Đây là những luồng khí di chuyển với tốc độ cao, có thể gây nhiễu loạn khi máy bay bay qua. Ngoài ra, nhiễu động không khí còn xảy ra do sự thay đổi của địa hình. Khi máy bay bay qua khu vực núi non hoặc các tòa nhà cao tầng cũng có thể khiến luồng gió thay đổi đột ngột, dẫn đến nhiễu động.
Đôi khi cánh và phản lực của máy bay cũng có thể tạo ra sự nhiễu động trong không khí, ảnh hưởng đến những máy bay phía sau nếu di chuyển vào khu vực đó. Chính vì vậy, cần tránh cho hai máy bay cùng cất hoặc hạ cánh trên cùng một đường băng.
Trong hàng không, kiểm soát viên không lưu và phi công luôn cần phải hạn chế tối đa để máy bay đi vào vùng nhiễu động không khí. Những máy bay hiện đại sẽ được trang bị chức năng hạn chế ảnh hưởng của nhiễu động không khí. Tuy vậy cũng không thể hạn chế tuyệt đối được điều này.
Kể từ năm 1958, nhiễu động không khí có xu hướng gia tăng. Nghiên cứu chỉ ra rằng khí hậu cực đoan có thể khiến tình trạng nhiễu động không khí xảy ra thường xuyên hơn và gây ra hậu quả nặng nề hơn vào năm 2050.
Nhiều vụ tai nạng đã xảy ra do máy bay đi vào cùng nhiễu động không khí. Tháng 3 năm 2019, khoảng 30 hành khách trên chuyến bay của hãng hàng không Turkish Airlines của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị thương do máy bay rơi vào vùng nhiễu động trước khi hạ cánh an toàn xuống sân bay quốc tế John F. Kennedy (JFK) ở thành phố New York, Mỹ.
Tháng 12 năm 2022, ít nhất 36 hành khách trên chuyến bay của hãng hàng không Hawaiian Airlines bị thương khi bay từ bang Arizona tới bang Hawaii do máy bay đi vào vùng thời tiết nhiễu động 30 phút trước khi hạ cánh. Trong số này, 11 người rơi vào tình trạng nguy kịch, một trẻ 14 tháng tuổi bị thương nặng.
Hình ảnh hành khách và tiếp viên bị hất văng trong cabin trên chuyến bay Air China hồi tháng 7 năm ngoái đã từng gây xôn xao. Theo báo cáo, có ít nhất một hành khách và một thành viên phi hành đoàn được cho là đã bị thương sau khi bị hất tung lên không trung ngay trong cabin tàu bay ở độ cao 10.000 mét. Lúc này, máy bay đang chuẩn bị hạ cánh.
Vài tháng sau, chiếc máy bay phản lực siêu lớn Airbus A380 của hãng hàng không 5 sao Emirates cũng bất ngờ gặp phải nhiễu động nghiêm trọng khiến 14 hành khách bị thương. Trần của chiếc máy Airbus A380 của Emirates bị nứt toác sau sự cố.
Theo nghiên cứu năm 2021 của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ, tai nạn hàng không liên quan đến nhiễu động không khí là phổ biến nhất, chiếm 1/3 số vụ tai nạn do cơ quan này ghi nhận.
Chủ tịch nước đã quyết định tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho hai phi công vụ rơi máy bay YAK-130 ở Bình Định.
Dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên đã phải bổ sung ngân sách khoảng 830 tỷ đồng do tiền đền bù, giải phóng mặt bằng tăng theo khung giá đất vừa được ban hành, nhưng TP.HCM vẫn quyết tâm để dự án sớm về đích, nhanh chóng đưa vào sử dụng, chống lãng phí.
Sáng 22/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thi hành Luật Thư viện.
Sáng 22/11, Hội LHPN thành phố đã phát động “Hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, diễn đàn phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ".
Cục Viễn thông,Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, đến hạn chót là ngày 15/10/2024, các nhà mạng còn 225.000 thuê bao 2G Only chưa chuyển lên 4G. Đến ngày 16/10/2024, những thuê bao 2G Only chưa chuyển lên 4G đã bị khóa hai chiều.
Hội thảo - Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024 vừa diễn ra tại Hà Nội với chủ đề "An toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia".
0