Giá vàng biến động, Thủ tướng chỉ đạo thanh tra
Thị trường vàng đang biến động không ngừng
Mỗi lượng vàng 9999 đã cao hơn gần 10 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2023, tương đương mức tăng 18%, cao hơn nhiều so với lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng. Ngày 20/3, giá vàng miếng SJC đã tăng 500.000 đồng mỗi lượng, mua vào lên 79,9 triệu đồng, bán ra 81,9 triệu đồng. So với giá vàng thế giới, giá vàng miếng SJC đang cao hơn giá vàng thế giới quy đổi khoảng 18,7 triệu đồng/lượng. Có thời điểm vàng nhẫn lên tới 65-66 triệu đồng một lượng, là mức cao kỷ lục từ trước đến nay. Trong khi vàng nhẫn trước đây chỉ cao hơn khoảng 1-2 triệu đồng so với giá vàng thế giới thì hiện chênh lệch đã bị đẩy lên cao 4-5 triệu đồng mỗi lượng.
Về bản chất, vàng nhẫn trơn 24K là loại vàng nguyên chất hay còn được gọi là vàng ta, tương tự như vàng miếng, trên thực tế là loại vàng nữ trang. Với độ nguyên chất 99.99%, vàng nhẫn 24K thường được dùng với mục đích làm quà tặng và tích trữ đầu tư hơn là làm trang sức đeo hằng ngày. Tuy nhiên, cùng hàm lượng như nhau song nhẫn tròn trơn không được "gắn mác" độc quyền bởi nhà nước, thông qua thương hiệu vàng miếng độc quyền, khiến sự chênh lệch cả chục triệu đồng giữa mỗi lượng nhẫn tròn trơn và vàng miếng thương hiệu được nhà nước bảo hộ. Điều này cho thấy sự bất hợp lý trong kinh doanh mặt hàng được cho là đặc biệt này và đây cũng là một trong những nguyên nhân cho sự tăng chóng mặt của thị trường vàng trong thời gian vừa qua bên cạnh những nguyên nhân khách quan khác.
Chia sẻ với Hanoionline.vn, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia Tài chính Ngân hàng nhìn nhận: "Giá vàng tại Việt Nam sau Tết có lúc biến động tới trên 80 triệu đồng/lượng. Sự biến động này có một số nguyên nhân như giá vàng thế giới tăng và việc tăng giá này cũng bị tác động từ việc Ngân hàng TW Mỹ chưa có quyết định hạ lãi suất liên Ngân hàng. Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ cũng thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát khi mà tỉ lệ lạm phát của họ lên tới hơn 9% so với tỉ lệ mục tiêu là 2%. Với chính sách này, Mỹ đã giảm tỉ lệ lạm phát xuống còn 3,1%, tuy nhiên vẫn còn cao hơn nhiều so với tỉ lệ mục tiêu đề ra. Việc Ngân hàng Liên bang Mỹ có những chính sách cứng rắn như vậy đã tác động nhiều đến tình hình kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Cùng với đó, khủng hoảng địa chính trị, chiến tranh tại Ukraina, Trung Đông khiến cho tình hình thế giới càng trở nên bất ổn và tâm lý chọn vàng làm tài sản dự trữ đã khiến cầu tăng cao, dẫn đến mất cân bằng cung cho thị trường trong thời gian gần đây".
Độc quyền vàng miếng liệu có còn là quy định phù hợp với thực tế hiện nay?
Quay ngược trở lại thời điểm cách đây hơn 10 năm, ở thời điểm đó, vàng đang được coi như một phương tiện thanh toán đối với các giao dịch có giá trị lớn. Ví dụ khi bạn đi mua một căn nhà, người ta sẽ hỏi bạn mua bao nhiêu cây vàng… chứ không tính là bao nhiêu tỷ đồng như bây giờ. Và vì vậy, lúc đó, nhiều quan điểm cho rằng đó là thời kỳ đang bị "vàng hóa nền kinh tế"!
Trước những biến động của thị trường vàng, Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã được ra đời rất kịp thời để bảo vệ giá trị đồng tiền Việt, bên cạnh đó, quản lý được vấn đề xuất nhập khẩu, tỷ giá và ngoại hối. Trên thực tế, Nghị định 24 đã phát huy tác dụng khá tốt những năm qua. Tuy nhiên, đến nay, kinh tế vĩ mô, quan hệ tài chính, tiền tệ, quan hệ quốc tế… đã có rất nhiều thay đổi. Trong khi chúng ta vẫn đang duy trì Nghị định số 24 với những quy định rất chặt chẽ như: Nhà nước là cơ quan độc quyền sản xuất vàng miếng, độc quyền trong quản lý xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng… đã cho thấy những bất cập.
Cùng với đó, những năm qua, Nhà nước đã lấy thương hiệu vàng SJC là thương hiệu vàng quốc gia và hầu như không sản xuất thêm vàng miếng. Trong khi tâm lý của người dân luôn là tích trữ vàng để đảm bảo an toàn, phòng tránh rủi ro, mà vàng SJC lại được xác định là vàng thương hiệu quốc gia thì đương nhiên người dân sẽ chọn vàng tin cậy nhất. Cung không có mà cầu lại có chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân đối cung cầu và giá vàng SJC sẽ tăng. Việc độc quyền vàng miếng với thương hiệu SJC cũng tạo ra sự bất bình đẳng đẳng giữa các loại vàng miếng. Nhiều chuyên gia cho rằng, việc độc quyền vàng sẽ nguy hại không phải chỉ riêng cho người dân mà còn thiệt hại về mặt xã hội. Bên cạnh đó, việc không nhập khẩu vàng nguyên liệu dẫn đến không có sự liên thông với thị trường quốc tế. Có những thời điểm vàng trong nước cao hơn thế giới đến 20 triệu đồng/một lượng, điều này là phi lý. Và khi giá vàng trong nước và giá vàng thế giới chênh lệch nhiều sẽ sinh lợi cho việc nhập lậu vàng, dẫn đến buôn lậu vàng tăng và buôn lậu vàng tăng thì sẽ thất thu thuế, không quản lý tốt thị trường vàng được và không tạo ra một thị trường cạnh tranh minh bạch, bình đẳng. Dưới góc nhìn của các chuyên gia, việc dỡ bỏ độc quyền và cấp phép cho các doanh nghiệp đủ điều kiện để nhập khẩu vàng nguyên liệu là một trong những biện pháp hữu hiệu để góp phần bình ổn thị trường vàng.
"Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước là đơn vị duy nhất có chức năng nhập khẩu vàng và bây giờ là thời điểm nên giao lại cho các đơn vị có uy tín và năng lực để mua vàng từ nước ngoài dưới sự kiểm soát của Nhà nước, bên cạnh đó có thể phát hành chứng chỉ vàng để thu hút những lượng vàng tích trữ dư thừa trong dân. Theo một con số thống kê thì lượng vàng này lên tới 400 tấn và như hiện nay thì đang để lãng phí 1 nguồn tài nguyên rất lớn không được khai thác hiệu quả. Việc xóa bỏ việc độc quyền vàng miếng để tạo sự cạnh tranh bình đẳng hơn giữa các thương hiệu vàng uy tín, với chất lượng được kiểm nghiệm cũng là một trong những phương thức tạo lại cán cân cung cầu sát với nhu cầu thực tế của thị trường". - Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia Tài chính Ngân hàng chia sẻ thêm.
Cần cẩn trọng khi mua vàng để tích trữ
Trên thực tế, việc đầu cơ và tích trữ vàng trong người dân là do tâm lý chứ không hẳn do nhu cầu thực tế. Và chính vì vậy, khi Nhà nước chưa kịp có những chính sách kịp thời hơn cho phù hợp với yêu cầu của thị trường thì các chuyên gia cũng khuyên người dân, các nhà đầu tư cần thận trọng khi quyết định mua vàng để tích trữ.
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia Tài chính Ngân hàng cũng cho biết: "Vàng cũng như các loại hàng hóa khác, khi giá lên nhanh thì rơi xuống cũng sẽ rất nhanh, vì vậy đầu tư mua vàng tích trữ trong thời điểm này sẽ có nhiều rủi ro. Và lời khuyên của chuyên gia dành cho bạn là không bao giờ nên bỏ hết trứng vào cùng một giỏ. Đặc biệt, chỉ dùng tiền nhàn rỗi đi mua vàng, không đi vay tiền để mua vàng “lướt sóng”, không dùng tiền kinh doanh để đi đầu tư vàng và phải theo dõi sát sao biến động về giá vàng hàng giờ chứ không chỉ hàng ngày để có những quyết định cẩn trọng và phù hợp với mình".
Hiện nay, xu thế giao dịch của thế giới là mở ra phương thức mới là mở sàn kinh doanh vàng thông qua các hợp đồng kinh doanh, tài khoản, thông qua các tín chỉ về vàng. Và nếu như giao dịch vàng trên tài khoản thì chủ sở hữu không nhất thiết phải mang vàng về nhà, không phải mất công cất trữ và vàng đó được lưu thông ở trên thị trường, sẽ tạo ra nguồn sinh lợi, tạo nguồn vốn đưa vào lưu thông, mang lại nhiều tác động tốt cho nền kinh tế cũng như đảm bảo lợi ích của mỗi người dân. Thông qua đó, Chính phủ sẽ có thể điều hành linh hoạt, không bị lệ thuộc quá vào việc nhập khẩu nhiều hay ít vàng, cân đối được cung cầu trên thị trường.
Ngày 20/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng. Công điện gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bộ trưởng các Bộ: Công an, Công thương, Tài chính, Tư pháp, KH-CN, TT-TT và Tổng Thanh tra Chính phủ. Trong đó nêu rõ, thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều văn bản siết lại quản lý thị trường vàng.
Thủ tướng yêu cầu có các giải pháp hiệu quả, kịp thời, đúng quy định, theo nguyên tắc thị trường để xử lý ngay tình trạng chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và vàng quốc tế ở mức cao trong thời gian qua, không để tình trạng "vàng hóa" nền kinh tế, không để tác động tiêu cực đến tỷ giá, lãi suất, thị trường tiền tệ, ngoại hối và an toàn, an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia. Bên cạnh đó, rà soát kỹ lưỡng, toàn diện khung khổ pháp lý, cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý thị trường vàng và hoạt động kinh doanh vàng miếng, vàng trang sức...
Đồng thời, Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng và các chủ thể khác tham gia thị trường. Nếu phát hiện các hành vi vi phạm theo quy định pháp luật, nhất là các hành vi buôn lậu vàng qua biên giới, trục lợi, đầu cơ, thao túng, lợi dụng chính sách đẩy giá của các tổ chức, cá nhân… gây mất ổn định, an toàn thị trường vàng, cần xử lý nghiêm khắc theo quy định pháp luật.
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan thanh tra, kiểm tra, bảo vệ pháp luật và cơ quan chức năng liên quan khẩn trương thực hiện ngay các biện pháp theo quy định để xử lý nghiêm minh các trường hợp hoạt động kinh doanh vàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật, kịp thời chuyển tài liệu, hồ sơ cho cơ quan chức năng để xử lý nghiêm, công khai, minh bạch theo quy định pháp luật; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trong tháng 3.
Hôm nay, 21/11, giá vàng trong nước tiếp tục tăng nóng theo đà tăng của giá vàng quốc tế. Vàng miếng SJC và nhẫn trơn mua vào tăng cả triệu đồng, bán ra đắt thêm 500-7000 nghìn đồng mỗi lượng.
Cùng chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng miếng và nhẫn trong nước ngày 21/11 tiếp tục tăng.
Hôm nay, 20/11, giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh phiên thứ ba liên tiếp theo đà tăng của giá vàng thế giới. Vàng miếng tiến sát ngưỡng 86 triệu đồng/lượng.
Giá vàng miếng và nhẫn trong nước ngày hôm nay (20/11) vẫn tiếp tục tăng mạnh, bán ra quanh mức 85 triệu đồng/lượng.
Việc giá vàng thế giới hồi phục đáng kể và vượt mốc 2.600 USD/ounce khiến cho giá vàng trong nước hôm nay, 19/11, đồng loạt tăng mạnh.
Giá vàng tăng vọt sau 6 ngày giảm, khi đà tăng của đồng USD bị đình trệ và sự bất ổn địa chính trị kéo dài.
0