Giá vàng nhẫn cao kỷ lục, tại sao cửa hàng không bán?

Giá vàng nhẫn trơn trên thị trường ngày 19/3 vượt mốc 100 triệu đồng/lượng, là mức giá cao chưa từng có. Nhưng thực tế, giá vàng càng cao người dân mua càng khó, vậy nguyên nhân đằng sau chuyện này là gì?

Vàng nhẫn là sản phẩm của các doanh nghiệp vàng bạc trang sức. Vậy, giá vàng tăng có phải là món hời với các doanh nghiệp vàng bạc trang sức hay không?

Thực tế, giá vàng cao nhưng việc mua vàng của người dân lại gặp khó khăn. Rất nhiều khách xếp hàng chờ đợi nhưng rồi chỉ mua được nửa chỉ vàng.

Nguyên nhân là để sản xuất vàng nhẫn trơn, các doanh nghiệp vàng bạc phải thu gom vàng nguyên liệu để sản xuất ra. Từ khi Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng được ban hành năm 2012, chưa có doanh nghiệp vàng bạc nào được nhập vàng về sản xuất. Dù theo Nghị định, các doanh nghiệp vàng bạc trang sức được phép nhập vàng nguyên liệu về để sản xuất, sau khi Ngân hàng nhà nước thông qua.

SJC là đơn vị duy nhất nhập được vàng trong thời gian đó, nhưng là để dập lá vàng SJC theo thương hiệu vàng quốc gia, theo đúng số lượng được cho phép. Còn các doanh nghiệp vàng bạc khác chỉ có các nguồn vàng trong nước, thông thường là thu gom vàng, trang sức các bên hoặc vàng khai thác được và không có con số rõ ràng, nhưng chắc chắn có cả vàng nhập lậu.

Nhập lậu vàng là lý do giữa năm ngoái Chính phủ siết chặt việc kinh doanh vàng tại các cửa hàng, đặc biệt là về nguồn gốc xuất xứ của vàng. Điều này dẫn đến tình trạng khi các cơ quan quản lý thị trường đi kiểm tra, một loạt cửa hàng vàng đóng cửa.

Các doanh nghiệp vàng bạc bấy lâu nay vẫn đang kinh doanh trong "vùng xám" như vậy. Với các doanh nghiệp vàng, khi nguồn cung vàng nguyên liệu bị thu hẹp lại do sự quản lý khắt khe của các cơ quan quản lý nhà nước, đầu ra của các doanh nghiệp là vàng nhẫn và các sản phẩm khác sẽ bị hạn chế.

Bên cạnh đó, với các doanh nghiệp vàng bạc trang sức, việc sản xuất chiếc nhẫn tròn trơn hay các sản phẩm vàng 24K mang lại lợi nhuận rất thấp bởi đây là các loại sản phẩm chế tác rất ít, giá trị nằm chủ yếu ở vàng 4 số 9. Giá mua nguyên liệu đầu vào đã chịu ảnh hưởng của giá vàng thế giới, giá đầu ra cũng vậy. Doanh nghiệp ở giữa lãi không nhiều.

Nếu lấy vàng để sản xuất các sản phẩm trang sức, lợi nhuận lớn hơn nhiều. Trong khi nguyên liệu đầu vào tăng giá và biến động khó dự đoán, rõ ràng doanh nghiệp nên có lựa chọn khôn ngoan, để dành vàng sản xuất trang sức. Vàng để sản xuất trang sức luôn là vàng pha với các loại kim loại, hợp kim khác để có độ bóng và cứng, sau đó lại bán với giá rất cao nhờ chế tác tinh xảo.

Khi quan sát tình hình kinh doanh của PNJ, một doanh nghiệp vàng bạc trang sức hàng đầu Việt Nam, có thể thấy rõ sự lựa chọn đó của họ. Nửa đầu năm 2024, khi giá vàng nhẫn tăng sốc và Nhà nước chưa ra quy định siết chặt việc buôn bán vàng, doanh thu vàng 24k của công ty, bao gồm nhẫn trơn và các loại vàng 4 số 9 khác tăng tới 80% so với cùng kỳ 2023. Vàng 24K của công ty chiếm gần 42% doanh thu nửa đầu năm, tăng hơn 10 điểm % so với cùng kỳ.

Nửa cuối năm 2024, tình hình khó khăn hơn khi nhà nước siết chặt quản lý vàng, công ty đã điều chỉnh giảm kinh doanh vàng 24K xuống. Trong 2 quý cuối năm, doanh thu vàng 24k của PNJ lần lượt giảm 46% và 58% so với cùng kỳ. Họ tăng cường bán vàng trang sức.

Như vậy, giá vàng tăng không phải là tin vui với các doanh nghiệp sản xuất vàng bạc trang sức, đặc biệt khi Nhà nước đang siết chặt quản lý về nguồn gốc vàng. Giá vàng tăng, về lâu dài sẽ khiến họ khó khăn hơn trong việc tìm kiếm nguyên liệu để sản xuất trang sức, là sản phẩm mang lại nguồn lợi nhuận chính cho họ.

Đây có lẽ là nguyên nhân vàng nhẫn trơn luôn thiếu hụt trong những đợt tăng giá sốc vừa qua.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giá vàng tăng thêm 3 triệu đồng/lượng, lên mức đỉnh mới 124 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trong nước không có nhiều biến động mạnh trong kết phiên cuối tuần (ngày 20/4).

Sau khi đạt đỉnh lịch sử 120 triệu đồng/lượng, giá vàng trong nước ngày 20/4 đã giảm mạnh, cao nhất lên tới 6 triệu đồng đối với vàng miếng.

Mỗi lượng vàng miếng giảm sâu tới 4 triệu đồng xuống 117 triệu đồng, ngay sau chỉ đạo ổn định thị trường của Phó Thủ tướng.

Giá vàng SJC ngày 19/4 được niêm yết ở mức 117 - 120 triệu đồng/lượng, trong khi đó giá vàng thế giới giao ngay trên sàn Kitco đang ở mức 3.327,1 USD/ounce.

Giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh, lên mức kỷ lục mới 120 triệu đồng/lượng khiến người dân đổ xô đi mua vàng, sẵn sàng xếp hàng dài để không bỏ lỡ cơ hội khi giá tiếp tục leo thang. Vậy, lời khuyên cho các nhà đầu tư trong thời điểm giá vàng lập đỉnh kỷ lục này là gì?