Giá vé máy bay Tết Nguyên đán 2024 không rẻ

Giá vé máy bay Tết Nguyên đán 2024 trên một số đường bay được bán với mức từ 2,7 - 3,4 triệu đồng/vé/chặng bay tùy hãng, thời điểm bay và ngày bay (đã gồm thuế, phí).

Theo thông tin từ nhiều phòng vé, chặng phổ biến và nhu cầu cao nhất là TP.HCM - Hà Nội trong giai đoạn cao điểm từ ngày 3/2 đến 15/2/2024 (tức ngày 24 tháng Chạp đến mùng 6 tháng Giêng) có giá vé từ 2,7 - 3,4 triệu đồng/vé/chặng.

Với chặng TP.HCM - Vinh, Hải Phòng, Thanh Hóa, các hãng mở bán giá vé máy bay thấp nhất khoảng 3,3 - 3,4 triệu đồng/chặng.

Mức giá này được đánh giá là tương đương giá trong dịp Tết những năm trước chứ không rẻ hơn, dù hãng mở bán sớm trước đến 5 tháng. Do đó, nhiều người chưa vội đặt vé mà có tâm lý chờ đợi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngay sau ngày đất nước thống nhất, toàn quân toàn dân đã dồn lực để sửa chữa tuyến đường sắt Bắc - Nam. Phải mất hơn 1 năm làm việc không kể ngày đêm của hơn 10 vạn cán bộ, công nhân, bộ đội và nhân dân dọc tuyến đường sắt, đến cuối năm 1976 tuyến đường sắt Bắc Nam dài hơn 1.730 km mới được nối liền.

Food tour Hải Phòng có lẽ là một trong những hoạt động của nhiều người trong kỳ nghỉ lễ sắp tới. Lựa chọn di chuyển bằng tàu hỏa từ Hà Nội đi Hải Phòng cũng là một trải nghiệm thú vị. Nắm bắt được nhu cầu đó, Công ty CP Vận tải Đường sắt đã bố trí thêm 4 chuyến tàu tuyến Hà Nộ - Hải Phòng để phục vụ người dân.

Tàu điện bánh lốp - một loại hình vận tải hành khách công cộng mới được đề xuất áp dụng vào mạng lưới giao thông công cộng thành phố Hà Nội. Tàu không chạy trên đường ray mà chạy trên đường nhựa.

Ba ngày sau tai nạn, tàu đã được cơ quan chức năng lai dắt về phía bờ thị xã Tân Châu (An Giang), neo cạnh bờ kè cách hiện trường khoảng 0,5 km để phục vụ điều tra. Theo quan sát bên ngoài, tàu rách hơn 10m, cửa kính vỡ vụn.

Khoảng 18 giờ 15 ngày 21/4/2024, hầm đường sắt Bãi Gió qua đèo Cả đã được thông sau 10 ngày bị gián đoạn vì sự cố sạt lở.

Theo quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố sẽ xây dựng 14 tuyến đường sắt đô thị có tổng chiều dài 550km, mức đầu tư khoảng 40 tỷ USD. Với hệ thống đường sắt hiện đại được coi là “xương sống” của giao thông đô thị này, Hà Nội kỳ vọng sẽ giúp người dân dễ dàng di chuyển đến mọi vị trí trong thành phố, đủ năng lực thay thế phương tiện giao thông cá nhân.