Giải nhiệt mùa hè với nước mơ ngâm đường
Từ đầu tháng 3 dương lịch, mơ đã được bày bán tại các chợ nhưng quả còn nhỏ, xanh và đắng. Từ đầu tháng 4 đến tháng 5 dương lịch thì mơ mới chính thức vào mùa. Đây chính là lúc mơ chín rộ nhất, thơm ngon nhất và giá cũng rẻ nhất, đó cũng là lúc những người nội trợ trổ tài khéo léo làm những hũ mơ ngâm đường, ngâm muối để giải nhiệt mùa hè cho cả gia đình.
Quả mơ vốn là đặc sản của các vùng núi cao như Lào Cai, Sơn La, có vị chua gắt, khó có thể ăn ngay như nhiều loại trái cây khác nhưng khi đem ngâm, lại cho ra những thức uống chiều lòng mọi lứa tuổi.

Trong đó, mơ ngâm đường là món phổ biến, được nhiều gia đình sử dụng nhất. Dù quen như vậy nhưng để có một bình mơ ngâm đường ngon vừa vị và có hương thơm đặc trưng của mơ cũng đòi hỏi phải nhiều công chế biến, từ lựa chọn nguyên liệu đến sơ chế, ngâm mơ.
Trước tiên, cần phải lựa chọn những quả mơ trái đào - là loại mơ có vỏ vàng, pha chút ửng hồng. Khi chọn mơ, nên chọn những quả mơ tươi tròn, không bị dập thối và phải còn lớp lông tơ.
Quả mơ ngâm là mơ chín tới, không quá cứng cũng không được quá nhũn mới cho ra được một bình mơ ngâm thơm ngon. Đường để ngâm mơ cũng phải chọn loại đường phèn để nước mơ sau khi ngâm có vị ngọt thanh, chua dịu, giúp giải nhiệt mùa hè.

Cách làm mơ ngâm đường: Loại bỏ những quả dập nát, rửa sạch, bỏ cuống, ngâm nước muối loãng để hết chát và loại bỏ bụi bặm, để khô ráo.
Dùng tăm xâm mỗi trái vài lỗ để quá trình trao đổi thẩm thấu đường với mơ được nhanh và trái không bị móp.
Bình thủy tinh sau khi rửa sạch, bạn đem tráng qua nước sôi, để ráo, tránh cho lúc ngâm mơ sẽ không bị nổi váng. Sau đó, bạn lót một lớp đường dưới đáy bình rồi cho mơ vào, và cứ như thế, một lớp mơ lại cho thêm một lớp đường cho đến khi hết và đậy nắp bình lại, để mơ ngâm nơi thoáng mát.

Mơ ngâm để khoảng 2-3 tháng thì trái mơ quắt lại là có thể dùng được. Nếu trong quá trình ngâm mà đường vẫn còn đọng lại dưới đáy bình thủy tinh thì bạn có thể lấy thìa khuấy lên cho tan đường. Ngoài ra mơ ngâm càng lâu nước uống càng ngon.
Cách dùng: Dùng nước siro mơ pha loãng cùng nước lọc, cho thêm đá viên nếu muốn uống lạnh. Bạn cũng có thể cho thêm một chút muối vào pha cùng nước mơ, để thưởng thức một ly nước mơ chua chua, ngọt ngọt, mặn mặn, giúp giải nhiệt và bù nước trong ngày hè nắng nóng.
Cổng Đục là đoạn phố nối giữa hai phố Hàng Vải và Hàng Mã, nơi đây đã trở thành một điểm nhấn trong bản đồ du lịch văn hóa của du khách.
Ngay giữa lòng Hà Nội, phiên chợ Yên ở phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông vẫn mộc mạc đậm chất quê, chứa đầy đủ yếu tố của một phiên chợ quê Bắc Bộ đúng nghĩa.
Trên nhiều tuyến phố trung tâm của Thủ đô, hoa phong linh đang khoe sắc vàng khiến ai đi ngang cũng muốn dừng lại đôi chút, ngắm nhìn và lưu lại những khoảnh khắc cho riêng mình.
Giữa phố phường Hà Nội, có một khu chợ nhỏ nằm trên đường Hoàng Hoa Thám lúc nào cũng rộn rã tiếng chim, thanh âm phố phường được góp vui bởi dàn hòa ca líu lo từ sáng sớm.
Giữa nhịp sống bận rộn của Thủ đô, những tiệm giặt khô là hơi đã trở thành điểm đến quen thuộc của nhiều người, giúp họ tiết kiệm thời gian và mang lại nhiều tiện lợi, nhất là trong thời điểm giao mùa.
Trà chiều không chỉ là sở thích mà còn là thói quen và thú vui tao nhã của nhiều người, trở thành một phần nhịp sống của Hà Nội - giản dị mà đầy thi vị.
0