Giải pháp chống vi phạm dừng đỗ ngoài bến xe

Trước thực trạng xe khách cứ ra khỏi bến là đi chậm, vòng vo, dừng đỗ tùy tiện để đón, trả khách gây mất trật tự an toàn giao thông, lực lượng chức năng Hà Nội đã tổ chức chốt trực, tiến tới đề xuất không cho xe khách đi vào làn trong cùng bên phải như trên đường Phạm Hùng.

Trên đường Phạm Hùng, lực lượng chức năng chốt trực cả ngày điều tiết không cho phép xe khách đi vào làn sát bên phải đường để đón trả khách hay xếp hàng hoá. Do đó, thời gian gần đây, bên ngoài đường Phạm Hùng khu vực bến xe Mỹ Đình không còn tình trạng dừng đỗ tuỳ tiện của các xe khách.

Lực lượng chức năng chốt trực cả ngày điều tiết không cho phép xe khách đi vào làn sát bên phải đường Phạm Hùng.

Không cho các xe khách đi vào làn phải sát vỉa hè, cũng đồng nghĩa các tụ điểm, hàng rong, quán nước, nơi tập kết người và hàng hoá để chờ xe không thể tồn tại. Thực tế này cũng buộc các hành khách, hay hàng hoá cũng phải vào bến, đảm bảo lợi ích cho các nhà xe chân chính và chính quyền lợi của người đi xe.

Đội Trưởng đội TTGT vận tải, Thanh tra sở GTVT Hà Nội cho biết: "Để giảm thiểu ùn tắc giao thông, điều tiết các xe sau khi xuất bến ra không có cơ hội đón trả khách trái qui định, lực lượng chức năng sẽ kiểm soát, phân loại được xe tuyến cố định và xe dù bến cóc để có biện pháp xử lý ngăn chặn".

Không cho các xe khách đi vào làn phải sát vỉa hè, cũng đồng nghĩa các tụ điểm, hàng rong, quán nước, nơi tập kết người và hàng hoá để chờ xe không thể tồn tại.

Để tuyến đường Phạm Hùng được thông thoáng như hiện nay, hàng ngày lực lượng TTGT vẫn phải căng người chốt trực. Về lâu dài, ngành giao thông Hà Nội có thể nghiên cứu tổ chức lại giao thông khu vực các tuyến đường bên ngoài bến xe.

Bên cạnh đó, lực lượng chức năng có thể cắm biển phân làn riêng cho phương tiện xe khách để giải quyết tình trạng dừng đỗ tuỳ tiện hình thành các tụ điểm xe dù bến cóc vốn bức xúc tồn tại trong nhiều năm qua.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2024 - một sự kiện thường niên đã trở thành thương hiệu của du lịch Hà Nội đã được tổ chức, nhằm lan tỏa những giá trị lịch sử, văn hóa, bản sắc dân tộc nói chung và vẻ đẹp rất đỗi đặc trưng của Hà Nội nói riêng thông qua hình ảnh tà áo dài duyên dáng Việt Nam.

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước) đã tổ chức giới thiệu “Tài liệu lưu trữ quốc gia Tiếp quản Thủ đô”.

Hình ảnh đoàn quân hùng dũng qua các cửa ô tiến về giải phóng Thủ đô cách đây 70 năm được tái hiện hào hùng trong chương trình " Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" đã chạm vào cảm xúc của người dân Thủ đô và công chúng cả nước.

Với vị trí, vai trò là trung tâm hành chính quốc gia, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ...Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội đã và đang nỗ lực, quyết tâm thực hiện và hoàn thành sứ mệnh của Thủ đô với “Tầm vóc mới - Vị thế mới”... đây là lời của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh trong bài phát biểu tại buổi lễ “Ngày hội văn hóa vì Hòa bình" diễn ra vào sáng 6/10, tại Hà Nội.

"Dòng Chảy Di Sản" là phần thứ 2 trong Chương trình "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" diễn ra vào sáng ngày 6/10/2024 tại Hà Nội. Lễ hội tri thức dân gian, di sản truyền khẩu, nghệ thuật trình diễn, những tập quán và những làng nghề, gắn liền với lịch sử văn hóa trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chính các di sản đó đã tạo nên chiều sâu, bề dày văn hóa của Thăng Long Hà Nội.

Màn biểu diễn thực cảnh quy mô lớn mang tên “Hà Nội - Ngày trở về chiến thắng”, tái hiện hình ảnh đoàn quân tiến về Giải phóng Thủ đô ngày 10/10/1954 đã được diễn ra hào hùng, đầy cảm xúc tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Những hình ảnh không chỉ gợi nhớ thời khắc lịch sử hào hùng của Thủ đô mà còn khơi dậy lòng tự hào dân tộc, khát vọng hòa bình trong tâm thức mỗi người.