Giải pháp giảm chênh lệch giá vàng

Những ngày gần đây, thị trường vàng lại nóng lên khi giá vàng tăng mạnh. Khi thấy giá vàng tăng cao, người dân lại đổ xô đi mua vàng. Điều này gây lãng phí cho nền kinh tế khi dòng tiền không đổ cho sản xuất kinh doanh mà lại chảy vào kênh vàng để tích trữ. Nhiều thách thức đặt ra khi khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới giãn rộng như hiện nay.

Cụ thể, giá vàng miếng SJC và giá vàng nhẫn lại tiếp tục lập đỉnh lịch sử và đang chênh lệch với giá vàng thế giới khoảng 12 triệu đồng/ lượng. Nếu mua vàng từ đầu năm, đến thời điểm hiện tại, với mỗi lượng vàng SJC, người dân đã lãi khoảng 8 triệu đồng và khoảng 13 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn. Điều đó lý giải việc vì sao cứ có tiền, nhiều người lại nghĩ ngay đến mua vàng tích trữ.

Cứ có tiền, nhiều người lại nghĩ ngay đến mua vàng tích trữ.

Tôi thấy vàng thì thường không bao giờ xuống cả nên cứ có tiền tiết kiệm là tôi sẽ dùng để mua vàng chứ tôi sẽ không quan tâm giá vàng tăng hay giảm.

Trịnh Thuỳ Linh - Khách mua vàng.

Sáng 12/4 vào lúc 10 giờ, giá vàng thế giới giao dịch ở mức cao kỷ lục 2.391 USD mỗi ounce. Quy đổi theo tỷ giá, vàng thế giới tương đương gần 72,6 triệu đồng một lượng (chưa thuế, phí). Giá vàng miếng SJC ở cùng thời điểm là khoảng 85 triệu đồng. Như vậy giá vàng trong nước cao hơn khoảng 12,5 triệu đồng. Dù đã thu hẹp nhưng đây vẫn là mức chênh lệch rất lớn.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) can thiệp kịp thời, xử lý ngay và luôn tình trạng giá vàng miếng trong nước và giá vàng quốc tế chênh lệch ở mức cao.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) can thiệp kịp thời, xử lý ngay và luôn tình trạng giá vàng miếng trong nước và giá vàng quốc tế chênh lệch ở mức cao. Đây là chỉ đạo mới nhất nhằm bảo đảm thị trường vàng hoạt động ổn định, lành mạnh, công khai, minh bạch, hiệu quả.

Ngay sau chỉ đạo này, NHNN cho biết sẽ triển khai ngay việc tăng nguồn cung vàng miếng. Đối với Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, NHNN cho biết cũng sẽ đề xuất một số phương hướng chỉnh sửa, bổ sung và triển khai trong thời gian tới.

NHNN đang cân nhắc và đề xuất với chính phủ về cơ chế độc quyền sản xuất vàng miếng, về những mặt được và mặt còn hạn chế, cân nhắc điều kiện xem xét cơ chế độc quyền này. Hay NHNN cũng sẽ xem xét quy định điều kiện kinh doanh với vàng miếng.

Ông Phạm Thanh Hà - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Lâu nay, SJC là đơn vị được giao độc quyền sản xuất vàng miếng nhưng trên thực tế chục năm qua, NHNN chưa cấp phép cho đơn vị này dập thêm. Do đó, nguồn cung mặt hàng này trở nên hạn chế và cũng là một nguyên nhân khiến vàng miếng neo cao so với thế giới, bên cạnh đó là những hệ lụy đi kèm.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng đã đến lúc cần mở cửa thị trường và ứng xử với vàng như một loại hàng hóa. Ngoài tăng nguồn cung, việc cho phép giao dịch vàng tài khoản cũng có thể là một giải pháp cần tính đến.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng đã đến lúc cần mở cửa thị trường và ứng xử với vàng như một loại hàng hóa.

Nhu cầu nắm giữ vàng của người dân vẫn được thực hiện, vẫn được đảm bảo nhưng người ta không nắm giữ vàng vật chất mà nhà nước vẫn quản lý được số vàng đó, chứ số vàng đó không phải vàng vật chất năm trong két của người dân, không được huy động thành ra một nguồn lực tài chính phát triển kinh tế đang rất cần trong thời gian tới.

GS.TS Trần Thọ Đạt - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Chỉ đạo của Thủ tướng trong thông báo số 160/2024 là rất kịp thời trong bối cảnh nhiều ngày giá vàng trong nước tăng dồn dập và duy trì cách biệt quá cao so với giá vàng thế giới để ổn định thị trường vàng. Tính từ đầu năm đến nay, đây là văn bản thứ 5 mà thủ tướng ban hành để chỉ đạo về thị trường vàng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.

Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.

Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.

Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.

Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".

Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, mở rộng diện tích các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.