Giải pháp nào ngăn sở hữu chéo, cho vay sân sau?

Để tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, một trong những yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với ngành ngân hàng trong thông báo số 527 mới đây là xử lý nghiêm các sai phạm về sở hữu chéo, cho vay sân sau, cho vay theo lợi ích nhóm. Nhiều ý kiến cho rằng, để thực hiện được yêu cầu này, giải pháp hiệu quả nhất là đẩy mạnh vai trò thanh tra, giám sát của các cơ quan chức năng và xử lý nghiêm các sai phạm.

Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã bổ sung vào Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) về tỷ lệ sở hữu tối đa của một cá nhân từ mức 5% vốn điều lệ ngân hàng sẽ giảm xuống còn 3%, sở hữu của một cổ đông là tổ chức, giảm từ mức 15% hiện tại xuống còn 10%, của nhóm cổ đông và người liên quan cũng được đề xuất giảm từ 20% xuống 15%...

Tuy nhiên, ngay cả khi các quy định này được thông qua, các chuyên gia cho rằng, các tập đoàn sân sau vẫn có thể lũng đoạn ngân hàng thông qua hàng trăm công ty con để “lách” các quy định.

Theo đại diện Ngân hàng nhà nước, vấn đề lớn nhất trong sở hữu ngân hàng hiện nay là “đầu tư núp bóng”. Đây là nguyên nhân khiến sở hữu chéo khó nhận diện.

Ngăn sở hữu chéo, cho vay sân sau - giải pháp nào?

Vì vậy, quy định về giới hạn tỷ lệ sở hữu của cổ đông tại Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng không quan trọng bằng việc phải công khai, minh bạch tỷ lệ sở hữu thực của các ông chủ nhà băng và cần có giải pháp xử phạt mạnh tay.

Một nghịch lý hiện nay là lực lượng thanh tra, giám sát của ngân hàng không được phép yêu cầu các cá nhân không liên quan đến tổ chức tín dụng cung cấp thông tin nên rất khó nắm bắt thực tế. Trong khi đó các cá nhân không liên quan chỉ là trên giấy tờ, còn bản chất có thể đang đứng tên các khoản đầu tư của cùng một ông chủ.

Trên thế giới, các doanh nghiệp đã phát triển nhiều phương thức huy động vốn nhất là huy động qua thị trường vốn, trái phiếu, chứng khoán... chứ không phụ thuộc duy nhất vào nguồn vốn ngân hàng. Chỉ khi làm được như thế, tình trạng sở hữu chéo mới không sôi động và hoành hành.

Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu trong tháng 1/2024 các đơn vị khẩn trương thực hiện ngay và hoàn thành việc thanh tra, kiểm tra tình trạng trở hữu chéo tại các ngân hàng, việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái, doanh nghiệp sân sau.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cho thuê tài chính có thể giúp tháo gỡ khó khăn của các doanh nghiệp không đủ tài sản đảm bảo để thế chấp vay vốn. Tuy nhiên, đến cuối năm 2023, tổng dư nợ cho thuê tài chính chỉ đạt 45- 46 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,34% tổng dư nợ tín dụng. Các chuyên gia kỳ vọng, thay đổi về công nghệ sẽ mở thêm những thị trường mới, sản phẩm mới cho lĩnh vực này.

Cổ phiếu VFS - Vinfast trên sàn chứng khoán Mỹ đã tăng mạnh, ghi nhận một trong những phiên bùng nổ nhất từ sau khi lên sàn.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) mới đây công bố dự báo cho rằng Ấn Độ sẽ vẫn là nước dẫn đầu trên thị trường gạo thế giới bất chấp những hạn chế.

Theo nguồn tin am hiểu lĩnh vực công nghệ, Apple đã đạt được thỏa thuận với OpenAI để sử dụng công nghệ của công ty khởi nghiệp này trên iPhone. Đây là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn nhằm đưa các tính năng trí tuệ nhân tạo vào các thiết bị của Apple.

Báo cáo doanh thu quý I/2024 tăng 16,2%, CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã chứng khoán: MWG) tiếp tục ghi nhận doanh thu tăng 17% trong tháng 4/2024.

Nhu cầu vốn trung, dài hạn của nền kinh tế Việt Nam ước khoảng từ 700.000 đến 1 triệu tỷ đồng/năm, song vẫn dựa chủ yếu vào tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ dư nợ cho thuê tài chính/GDP tại Việt Nam rất thấp, chưa đầy 0,4%. Vì vậy, kết hợp vay vốn và cho thuê tài chính, giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn và các thiết bị cần thiết cho việc sản xuất kinh doanh với lãi suất tốt hơn.