Giải pháp phục hồi chùa Xuân Lũng, Phú Thọ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa có văn bản đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Xuân Lũng (huyện Lâm Thao, Phú Thọ).

Cấu trúc gỗ cháy toàn bộ - Bảo vật quốc gia, hệ thống tượng hư hỏng nặng

Ngày 24/10, đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã kiểm tra hiện trường vụ cháy di tích quốc gia chùa Xuân Lũng (hay còn gọi là chùa Phổ Quang). Đoàn công tác đánh giá kết cấu công trình rất yếu, không còn khả năng chịu lực.

Phần hoành, rui, cửa gỗ của chùa bị cháy toàn bộ. Tường mặt ngoài có vết nứt, bề mặt không thấy hư hại, nhưng mặt trong đã bị hư hỏng, đặc biệt là phần ống muống, hậu cung. Toàn bộ cột bị cháy bề mặt. Chân tảng bị bong vỡ, hư hỏng hết. Kết cấu công trình đã rất yếu không còn khả năng chịu lực.

Bàn thờ được tạo tác cách đây gần 7 thế kỷ, bằng các kỹ thuật ghè đẽo, cưa, mài, khoan, đục và đánh bóng.

Công trình Tam bảo có mặt bằng hình chữ “Công” (I), tường hồi bít đốc xây gạch Thất, mái ngói mũi hài. Phần hoành, rui, cửa gỗ bị cháy toàn bộ. Toàn bộ bề mặt bàn thờ Phật bị ám khói đen, đài sen bị gãy vỡ.

Về hệ thống hiện vật, gồm có: Bảo vật quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá ám khói đen, đài sen vỡ, biến dạng. Hệ thống tượng bằng đất hỏng nặng. Hệ thống tượng gỗ cháy hoàn toàn, bị than hóa.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu 

Với thực trạng di tích nêu trên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ giao cơ quan chức năng và chính quyền địa phương:

Sớm có đánh giá, kết luận về nguyên nhân của vụ cháy để làm rõ trách nhiệm; tăng cường công tác bảo vệ, giữ gìn các di tích khác trên địa bàn toàn tỉnh; tiếp tục đánh giá, kiểm đếm, bảo vệ tối đa các cấu trúc và thành phần của di tích còn tồn tại; bao che công trình, lưu ý không căng bạt trực tiếp lên kiến trúc vì kết cấu công trình đã rất yếu.

Bàn thờ Phật bằng đá - được tạo tác cách đây gần 7 thế kỷ.

Đối với Bảo vật quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá: thực hiện ngay các biện pháp kiểm kê các mảnh đá của bàn thờ bị rơi, rụng; đánh số, mã hóa và bảo quản an toàn.

Đối với hệ thống tượng thờ: không di dời các hiện vật, thận trọng định vị lại hiện vật. Gia công khung lưới thép có mái che cứng bên trên để bảo vệ hiện vật, bảo đảm thông thoáng cho hiện vật, tránh gây hiện tượng om nhiệt, ẩm.

Về biện pháp lâu dài, bảo vật quốc gia bàn thờ Phật bằng đá và hệ thống các hiện vật cần được nghiên cứu, đánh giá khoa học để đề xuất giải pháp bảo quản, tu bổ. Tỉnh Phú Thọ sẽ đề xuất giải pháp tu bổ, phục hồi di tích đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và chính quyền địa phương.

Chùa Xuân Lũng (còn có tên gọi là chùa Phổ Quang) được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích quốc gia tại Quyết định số 92-VHTT/QĐ ngày 10/7/1980. Chùa còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị, trong đó có Bàn thờ Phật bằng đá được công nhận bảo vật quốc gia năm 2021.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đúng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, chiều nay, 23/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Đây được xem là dấu mốc quan trọng, mở ra cơ chế mới để bảo tồn và phát huy giá trị di sản bền vững, đồng thời khuyến khích sự đồng hành của toàn xã hội trong việc gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa dân tộc.

Kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam vừa tái bản cuốn tiểu thuyết nổi tiếng, được đánh giá một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Mông Cổ mang tên “Sông Thami trong xanh”.

Đình Tự Nhiên ở huyện Thường Tín được xây dựng từ năm 1702. Đây là di tích lịch sử nổi tiếng được nhà nước xếp hạng bởi kiến trúc độc đáo gắn liền với truyền thuyết Tiên Dung, Chử Đồng Tử.

Trong bối cảnh nhiều hình thức giải trí mới lên ngôi, các sân khấu kịch buộc phải thay đổi để bắt kịp xu hướng và thu hút khán giả. Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, gần gũi và hấp dẫn hơn.

Hội Mỹ thuật TP.HCM đã tổ chức buổi triển lãm tranh của nhóm họa sĩ Ngẫu hứng Sài Gòn, mang đến cho công chúng những hình ảnh đa sắc màu về con người và cuộc sống qua góc nhìn mới mẻ của những người từng tham gia kháng chiến.

Tiếp nối thành công của triển lãm "Showcasing Vietnam Art" tại Kuwait, nơi Ngô Đức Hoàng giới thiệu vẻ đẹp của Việt Nam ra bạn bè quốc tế, "Hồn dó" tiếp tục khai thác chất liệu giấy dó truyền thống để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.