Giải pháp tháo gỡ thiếu thuốc và vật tư y tế
Tuy nhiên, nhiều bệnh viện phản hồi rằng đối với một số thuốc hiếm, biệt dược vẫn phải có một đơn vị cấp bộ đứng ra tổ chức đấu thầu tập trung, chứ không để các bệnh viện mua sắm. Việc mua các loại thuốc này rất khó khăn do yêu cầu khắt khe của nhà sản xuất về số lượng và thời gian cung cấp.
Giám đốc Bệnh viện hữu nghị Việt Đức Dương Đức Hùng khẳng định thời gian khó khăn nhất với bệnh viện đã qua, các gói thầu có kết quả. Hiện nay, mỗi ngày, bệnh viện đã mổ phiên trở lại 300 ca và 30 ca cấp cứu.
Tuy nhiên, ông Hùng cho biết thuốc để điều trị cho người bệnh không thiếu mà thiếu những loại thuốc hiếm không có thay thế và không mua sắm được như Albumin và Gamma Globulin. Đây là thực trạng chung của các bệnh viện công trung ương, không chỉ riêng Bệnh viện hữu nghị Việt Đức, vì khi đấu thầu không có một hãng hoặc nhà phân phối nào tham gia đấu thầu, không mua sắm được.
Ông Dương Đức Hùng cho hay: “Cái này họ chỉ bán ở hệ thống hiệu thuốc thôi. Là bất khả kháng. Phải kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước là Bộ. Đối với một số thuốc mà đảm bảo tính an ninh để phục vụ công tác khám chữa bệnh thì chắc chắn phải có một đơn vị nào của nhà nước đứng ra để mà mua sắm chứ không thể để các đơn vị mua, mà có thể không mua được. Thứ hai, những mặt hàng dùng chung của tất cả các bệnh viện thì trên 1 nghìn cơ sở y tế phải làm thầu một mặt hàng, thì nên tổ chức đấu thầu tập trung và nếu được cấp quốc gia là tốt nhất”.
Bộ Y tế đã cấp phép cho hơn 20 ngàn thuốc được lưu hành trên thị trường Việt Nam, bao gồm cả thuốc sản xuất trong nước và nhập khẩu, đáp ứng cơ bản các chuyên khoa. Doanh nghiệp có vốn góp của Vinapharm luôn có đủ điều kiện và sẵn sàng phối hợp với các cơ sở y tế để cung ứng thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị cho các bệnh viện.
Đối với các loại thuốc hiếm và biệt dược thì chỉ phát sinh khi có dịch bệnh hoặc có người mắc bệnh hiếm gặp. Số lượng nhà sản xuất rất hạn chế nên khó khăn cho công tác thầu tại các bệnh viện công.
Bà Hà Lan Anh, Trưởng phòng pháp chế Tổng Công ty Dược Việt Nam, cho biết: “Doanh nghiệp cần có thời gian để thỏa thuận với nhà sản xuất tham gia đấu thầu, đặt hàng và nhập khẩu thuốc về Việt Nam. Ngay cả khi trúng thầu vẫn có khả năng doanh nghiệp không được cung ứng đủ thuốc như kết quả trúng thầu, bởi vậy doanh nghiệp cũng có tâm lý e ngại khi tham dự gói thầu thuốc hiếm, thuốc biệt dược ở các gói thầu tiếp theo. Trên cơ sở số liệu của các cơ sở điều trị thì doanh nghiệp có cơ sở tìm nguồn cung cấp và sẵn sàng tham dự gói thầu, đảm bảo nguồn cung cấp kịp thời phục vụ cho điều trị”.
Mặc dù đã có hành lang pháp lý đầy đủ, nhiều văn bản đã được ban hành để gỡ khó trong công tác mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư y tế. Tuy nhiên, hiện tại đa số nhân sự thực hiện công tác mua sắm, đấu thầu trong bệnh viện là kiêm nhiệm, không có nghiệp vụ. Các nhân sự này chỉ dựa vào kinh nghiệm nên rất dễ dẫn đến sai sót.
Ông Nguyễn Tường Sơn, Vụ trưởng Vụ kế hoạch tài chính, Bộ Y tế, cho biết: “Nghị Định 24 cũng đã cho phép đơn vị chủ đầu tư lựa chọn cái giá cao nhất phù hợp với yêu cầu chuyên môn và khả năng tài chính của đơn vị. Tuy nhiên hiện nay tình trạng thiếu thuốc cục bộ vẫn xảy ra ở một số địa phương. Đứng trước thực trạng này, Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Một là tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn nâng cao năng lực cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động về đấu thầu. Thứ hai là chỉ đạo người đứng đầu các cơ sở y tế thuộc phạm vi quản lý thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người có thẩm quyền, trách nhiệm của chủ đầu tư bên mời thầu trong hoạt động lựa chọn nhà thầu để đảm bảo đủ thuốc và thiết bị y tế; không đẩy trách nhiệm cho các bộ, ngành cơ quan cấp trên giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà thầu thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư”.
Để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, các địa phương và cơ sở y tế vẫn đề xuất Bộ Y tế thành lập trung tâm dự trữ thuốc quốc gia và sửa đổi một số quy định mua sắm thuốc tập trung phù hợp với yêu cầu thực tế.
Cho dù đã có hành lang pháp lý, cơ chế cho việc đấu thầu, mua sắm, nhưng trong quá trình triển khai thực hiện tại một số địa phương vẫn còn chậm trễ, dẫn đến tình trạng thiếu thuốc và vật tư y tế.
Với thiết kế bắt mắt, hình thức quảng bá hấp dẫn khiến cho thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng dễ dẫn dắt thế hệ người sử dụng nicotin mới, đặc biệt là thanh thiếu niên và nữ giới.
Ung thư đang trở thành gánh nặng lớn tại các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên tỷ lệ chữa khỏi một số bệnh ung thư của Bệnh viện K và một số bệnh viện ở Việt Nam đã ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế là một trong những nội dung quan trọng được Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, đang diễn ra. Dự án luật bổ sung thêm nhiều quy định mới nhằm tăng thêm quyền lợi cho người tham gia khi đi khám, chữa bệnh.
Người đi khám chữa bệnh có thẻ bảo hiểm y tế phải đúng tuyến với nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, nên việc chuyển tuyến vốn đang gặp nhiều khó khăn. Đây là vấn đề cử tri kỳ vọng Quốc hội sẽ sửa đổi trong kỳ họp lần này.
Virus đậu mùa khỉ đang gây ra mối lo ngại mới ở Trung Phi khi chủng clade Ia, vốn chỉ lây từ động vật sang người, đang có xu hướng tiến hóa cho thấy khả năng lây truyền liên tục từ người sang người
Một trong bốn mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015 - 2025, là nâng cao năng lực, hiệu quả trong dự phòng, giám sát, phát hiện và điều trị các bệnh không lây nhiễm. Hiện nay, tuyến y tế cơ sở đang tăng cường công tác sàng lọc để phát hiện và điều trị hiệu quả các bệnh này.
0