Giải phóng mặt bằng đường trục phía nam tiếp tục gặp khó

Việc thi công đường trục phía nam Thủ đô đoạn qua xã Phú Minh, huyện Phú Xuyên, đã phải tạm dừng từ cuối năm 2019 tới nay. 15 hộ dân vẫn chưa chấp nhận phương án đền bù.

Là một hạng mục thuộc Dự án đường trục phía nam Thủ đô, từ cuối năm 2019, một cây cầu tại xã Phú Minh đã cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên, đường dẫn lên cầu thì chưa thể triển khai, do hơn 2.000m2 đất nằm trong phạm vi thi công chưa được bàn giao mặt bằng.

Gia đình bà Hạnh và ông Khải là hai trong số 15 hộ có đất liên quan tại huyện Phú Xuyên, cho biết, họ chưa giao đất cho dự án vì những khúc mắc trong mức đền bù.

Đường dẫn lên cầu đến nay vẫn chưa thể triển khai.

Bà Nguyễn Thị Hạnh, xã Hồng Minh, cho biết: "11 hộ mua đất cùng, gắp phiếu cùng, nghĩa vụ như nhau mà họ được đền bù 5.300 đồng/m2, nhưng chúng tôi bây giờ thì bảo đất trái thẩm quyền nên nhà nước thu hồi, đền bù không đồng".

Ông Phạm Văn Khải, xã Hồng Minh: "Chúng tôi không cản trở gì hết. Chúng tôi bỏ tiền ra mua thì cũng muốn Nhà nước giải quyết công bằng thôi. Chúng tôi không cần gì hơn".

Một phần diện tích đất vừa san gạt tại huyện Phú Xuyên chính là diện tích của 11 hộ đã được đền bù với giá 5.300 đồng/m2. Từ năm 2008, diện tích này cùng hơn 2000m2 đất của 15 hộ chưa giao mặt bằng đều được các hộ dân mua bán trái thẩm quyền với UBND xã Hồng Minh. Tuy nhiên, do khâu làm thủ tục giấy tờ từ giai đoạn đó không đồng nhất, nên hiện nay, căn cứ đưa ra mức đền bù là hoàn toàn khác nhau.

Phần đất vừa san gạt này chính là diện tích của 11 hộ đã được đền bù với giá 5.300 đồng/m2.

Theo đại diện UBND xã Hồng Minh, về việc bán đất trái thẩm quyền năm 2008, từ năm 2016, nguyên lãnh đạo xã Hồng Minh đã chịu trách nhiệm hình sự.

Ông Nguyễn Văn Lừng, Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Minh, cho biết: "Qua các buổi đối thoại cùng các sở, ban ngành và huyện thì đã hướng dẫn người dân, nếu để giải quyết triệt để, dứt điểm được thì nên khởi kiện ra tòa đối với UBND xã Hồng Minh về việc giao đất trái thẩm quyền năm 2008".

Từ cuối tháng 6, huyện Phú Xuyên cùng xã Hồng Minh đã tiến hành niêm yết công khai quyết định thu hồi đất và đền bù cơ sở vật chất trên đất đối với 15 hộ dân có đất trong phạm vi giải phóng mặt bằng.

Tuy nhiên, tất cả các hộ vẫn không đồng ý quyết định trên. Điều này đồng nghĩa tiến độ dự án sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng, chưa biết khi nào có thể hoàn thành thi công, đưa vào khai thác.

Công trình đường trục phía nam Hà Nội được yêu cầu thông tuyến vào năm 2025.

Theo điều chỉnh gia hạn thời gian thực hiện dự án, tổng công trình đường trục phía nam Hà Nội được thành phố yêu cầu thông tuyến vào năm 2025.

Để đạt yêu cầu này, công tác giải phóng mặt bằng - nút nghẽn duy nhất ảnh hưởng tới tiến độ thi công cần được địa phương nhanh chóng và tập trung khắc phục.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố".

Tại kỳ họp chuyên đề ngày 19/11 vừa qua, HĐND thành phố đã thông qua đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội’’.

Một điểm nhấn rất mới, có thể coi là đột phá là việc tích hợp VNeID lên iHanoi, đó là có thể đăng nhập iHanoi bằng tài khoản VNeID.

Sáng 22/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức chung khảo cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.

Hà Nội giao các đơn vị liên quan hạ ngầm đường dây cáp đi nổi, đặc biệt tại 4 quận nội đô hoàn thành trong năm 2026. Việc hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi sẽ được giao trách nhiệm thực hiện cho các địa phương.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1286 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội giai đoạn 2023-2025, quy định việc sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại 20 quận, huyện, thị xã.