Giải phóng mặt bằng làm bệ phóng dự án Vành đai 4

Dự án đường Vành đai 4 là dự án trọng điểm của quốc gia, là công trình, sản phẩm cụ thể hóa quyết tâm xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại. Đến nay, dự án đã cơ bản hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.

Đây là kết quả từ sự nỗ lực của toàn hệ thống chính trị và thể hiện sự quyết liệt của Thành phố Hà Nội khi áp dụng nhiều nhóm giải pháp cho công tác giải phóng mặt bằng, trong đó có sự chủ động khi đề xuất tách giải phóng mặt bằng thành tiểu dự án riêng. 

Với quy mô đầu tư 85.813 tỷ đồng, tổng chiều dài 113,52km, dự án đường Vành đai 4 đi qua ba tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh. Đây là dự án quan trọng quốc gia, được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư bao gồm 7 Dự án thành phần.

Ngay từ khi bắt đầu dự án, công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư được xác định là khâu "trọng điểm của trọng điểm" cần phải được triển khai sớm. Thành phố Hà Nội đã đề xuất tách công tác giải phóng mặt bằng thành dự án thành phần độc lập để triển khai ngay sau khi Chủ trương đầu tư được duyệt. Bước đầu, giải pháp này đã mang lại nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là bảo đảm tiến độ chung của toàn bộ dự án.

Tại hội thảo về phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh diễn ra hôm nay (18/1), đại diện Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Thành phố Hà Nội cho biết, việc giao địa phương thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng hoặc chủ đầu tư dự án thành phần giải phóng mặt bằng trên địa bàn để các địa phương chủ động và huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị của địa phương góp phần đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng chung của các dự án.

Hội thảo về phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh

Tuy nhiên đối với một số dự án phạm vi giải phóng mặt bằng thực hiện pheo phạm vi xây dựng, việc triển khai song song dự án thành phần giải phóng mặt bằng và dự án đầu tư xây dựng cần thực hiện cắm mốc, thu hồi đất thành nhiều lần.

Chuẩn bị mặt bằng là một trong những bước quan trọng nhất trong quá trình phát triển các dự án đường sắt đô thị. Giải quyết được những vướng mắc trong giải phóng mặt bằng không chỉ là giải pháp quan trọng tháo gỡ điểm nghẽn giải ngân vốn đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ toàn bộ dự án mà còn tháo gỡ những điểm nghẽn trong quy hoạch sử dụng đất, thu hồi đất và giao thông. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay (22/12), tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức được đưa vào khai thác thương mại.

Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, cùng với đề xuất sửa đổi quy định về sân tập lái xe.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 4291/UBND-ĐT về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, đặc biệt xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông.

Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu cột mốc lịch sử trong hành trình phát triển giao thông đô thị của TP.HCM, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Sở GTVT Hà Nội ra thông báo cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú) trong khung giờ từ 23h00 ngày 22/12/2024 đến 3h00 ngày 23/12/2024, để phục vụ thi công cầu vượt cho người đi bộ (quận Hà Đông, TP Hà Nội).

Cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ đã chính thức triển khai thi công theo lệnh khẩn cấp, yêu cầu hoàn thành xây dựng và đưa công trình vào khai thác trong năm 2025 nhằm nhanh chóng giải quyết tình trạng đứt gãy giao thông.