Giảm căng thẳng, lo âu cho thí sinh trước kỳ thi THPT
Trong giai đoạn “nước rút”, thay vì cố gắng tận dụng thời gian để học nhiều hơn, chuyên gia tâm lý trị liệu Lê Thị Thanh Phương khuyên rằng, các thí sinh nên cân bằng giữa thời gian ôn tập và nghỉ ngơi. Tâm lý lo lắng, căng thẳng kéo dài vừa khiến bộ não hoạt động kém, không thể tiếp thu kiến thức vừa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thí sinh trước khi bước vào kỳ thi.
Chuyên gia cũng đưa ra một số giải pháp cho các em học sinh trong thời gian ôn luyện tại nhà:
Thứ nhất, nên học tập điều độ; tránh học khuya quá 12h đêm và đảm bảo mỗi ngày ngủ ít nhất 7 tiếng. Việc thu nạp kiến thức liên tục trong thời gian dài sẽ khiến các em gặp khó khăn trong ghi nhớ. Các em nên lắng nghe cơ thể mình; để cơ thể nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt mỏi, vượt quá sức chịu đựng.
Thứ hai, cần dành thời gian tập luyện thân thể. Các em nên thường xuyên ra ngoài, tập thể dục, giao lưu gặp gỡ bạn bè để giải tỏa cảm xúc tiêu cực. Bên cạnh chơi thể thao, các em cũng có thể áp dụng phương pháp ngồi thiền từ 15 đến 20 phút mỗi ngày để thư giãn, thả lỏng tâm trí.
Thứ ba, phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Cơ thể tốn rất nhiều calo trong quá trình học tập căng thẳng; do vậy, các em nên ăn uống đầy đủ, tránh bỏ bữa hoặc ăn đồ đóng hộp, ăn vặt, ăn linh tinh cho qua bữa. Thiếu dinh dưỡng trong quá trình ôn luyện, đặc biệt trong giai đoạn “nước rút” này có thể khiến các em kiệt sức khi tham gia kỳ thi quan trọng; dẫn đến việc hoàn thành bài thi không tốt.
Chuyên gia cũng nhấn mạnh vai trò của gia đình khi đồng hành cùng con trong quá trình ôn luyện. Sự động viên, hiện diện của bố mẹ trong những ngày căng thẳng sẽ là động lực lớn cho các con suốt quá trình ôn luyện.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể rủ con tham gia các hoạt động thể chất như đi dạo, đi chơi hoặc thậm chí là cùng làm việc nhà vào thời gian rảnh, những công việc này vừa giúp con giải tỏa cảm xúc, vừa giúp con gắn bó tình cảm gia đình hiệu quả.
Trong giai đoạn này, các em học sinh có tâm lý rất nhạy cảm; do vậy, cha mẹ cũng cần cân nhắc sử dụng từ ngữ khi trò chuyện cùng con, tránh để con cảm thấy lo lắng, suy nghĩ nhiều hơn. Phụ huynh nên nói những lời yêu thương để động viên con như: Bố mẹ tin tưởng con sẽ vượt qua, Dù kết quả như nào, bố mẹ vẫn luôn yêu con. Đây chỉ là một thử thách, con làm hết mình là được,... Những lời này sẽ là “liều thuốc bổ” về tinh thần cho những thí sinh sẽ tham gia cuộc thi năm nay”, chuyên gia chia sẻ.
Chuyên gia tâm lý trị liệu Lê Thị Thanh Phương cũng đưa ra một số lời khuyên cho phụ huynh và học sinh trong những ngày thi quan trọng như đến sớm trước giờ thi để bình tĩnh hơn về mặt cảm xúc, nên mang theo nước vào phòng thi để tránh mất nước,... Đặc biệt, phụ huynh cũng nên chuẩn bị sẵn những biện pháp “chống sốc” tâm lý cho thí sinh sau khi kết thúc mùa thi.
Bộ Giáo dục Singapore muốn lan tỏa giá trị của nền giáo dục Singapore rộng rãi hơn với các cộng đồng học sinh tài năng của Việt Nam thông qua Triển lãm Khối Đại học công lập và Học bổng ASEAN, lần đầu tiên diễn ra tại TP.HCM và Hà Nội.
Thời điểm này, song song với học tập theo kế hoạch của các nhà trường, học sinh khối 12 đã bắt đầu tìm hiểu về công tác tuyển sinh đại học năm 2025. Vấn đề khiến các em băn khoăn nhất lúc này là phương thức xét tuyển và tổ hợp tuyển sinh đại học sẽ có thay đổi như thế nào, khi đây là năm đầu tiên, một số môn học tự chọn trở thành môn thi tốt nghiệp THPT.
Bộ GD&ĐT lấy ý kiến rộng rãi dự thảo quy chế tuyển sinh bậc THCS và THPT, trong đó bỏ đề xuất bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10 từng gây tranh cãi trước đây.
Bộ GD&ĐT bắt đầu lấy ý kiến rộng rã về dự thảo Quy chế thi tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT. Nội dung được đông đảo dư luận quan tâm là kỳ thi lớp 10 THPT thực hiện 3 môn thi gồm Toán, Ngữ văn và 1 môn thi thứ ba hoặc bài thi tổ hợp.
Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Bộ sẽ ban hành dự thảo quy chế thi tuyển sinh vào lớp 10 từ ngày 15/10, sớm hơn các năm trước 3 tháng, nhằm tạo điều kiện chuẩn bị tốt nhất cho học sinh, giáo viên và phụ huynh.
Đại học Quốc gia TP.HCM vừa công bố, từ năm 2025, đại học này sẽ giảm bớt các phương thức tuyển sinh đại học chỉ còn ba phương thức.
0