Giảm chi phí logistics để tăng khả năng cạnh tranh
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, các tập đoàn kinh tế trên thế giới thường quan tâm đến chi phí logistics trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Quốc gia nào có chi phí logistics thấp, đó là lợi thế cạnh tranh.
Chi phí logistics ở Việt Nam hiện trung bình ở mức 16-17% GDP, nhiều năm trước đây còn là 18-19%. Đây là mức chi phí logistics tương đối cao so với các nước trong khu vực và châu lục… Để kéo giảm chi phí logistics xuống mức phù hợp, giải pháp cần được đưa ra một cách đồng bộ, đặc biệt về tư duy tinh gọn, tích hợp, liên kết của tất cả các bên liên quan từ công tác quy hoạch tổng thể vĩ mô cho đến chi tiết hoạt động vi mô của doanh nghiệp.
Ông Đinh Thanh Sơn, Phó Tổng Giám đốc Tổng CTCP Bưu chính Viettel cho biết: "Việt Nam chúng ta đang xuất khẩu nông sản rất lớn đi qua đường Lạng Sơn và Lào Cai, chúng tôi đã xây dựng các trung tâm logistics ở tại Lạng Sơn và Lào Cai để sẵn sàng khi xe lên đến cửa khẩu thì đã làm xong các thủ tục thông quan và không phải chờ đợi để đi sang biên giới. Thứ hai nữa là khi xe quay về thì chúng ta đã có sẵn hàng hóa để có thể quay ngược lại, giúp giảm được các chi phí của xe rỗng và giảm thời gian quay vòng cho một xe logistics, nếu như trước đây chúng ta có thể bị mất khoảng 5 ngày một vòng thì bây giờ có thể còn khoảng 4 ngày".
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng nhấn mạnh vai trò của công nghệ trong tối ưu hóa chuỗi cung ứng và nâng cao hiệu quả hoạt động. Các doanh nghiệp logistics muốn tồn tại và phát triển bắt buộc phải cải tiến hoạt động, đẩy mạnh chuyển đổi số, đầu tư ứng dụng các công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động và tiết giảm chi phí nhân công, vận hành. Việc xây dựng một nền tảng dữ liệu số hóa còn cho phép các doanh nghiệp logistics có thể dự báo và thích ứng tốt hơn với các biến động diễn ra liên tục hàng ngày.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành logistics được đánh giá là một trong những ngành tăng trưởng cao nhất của Việt Nam trong 10-15 năm tới. Hiện có khoảng trên dưới 3.000 doanh nghiệp vận tải và logistics, trong đó có hàng chục tập đoàn giao nhận hàng đầu thế giới đang hoạt động tại Việt Nam. Làm thế nào để có thể giảm chi phí logistics của Việt Nam xuống dưới tỉ lệ thật "sâu" ở mức một con số, điều này tuy là cả một chặng đường dài nhưng không phải là điều không thể.
Xây dựng nhân lực bền vững sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu tỷ lệ nghỉ việc và chi phí tuyển dụng; gia tăng hiệu suất và sự hài lòng trong công việc. Do đó, đã đến lúc cộng đồng doanh nghiệp cần chủ động xây dựng môi trường làm việc an toàn, lành mạnh và tôn trọng sự đa dạng.
Theo số liệu của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viễn thông, năm 2023, mỗi ngày ước tính có khoảng 45 - 63 triệu USD hàng giá trị nhỏ nhập vào Việt Nam không được thu thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Điều này vô hình trung tạo nên áp lực cạnh tranh không hề nhỏ cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh Việt Nam trên chính sân nhà.
Hiện chi phí logistics của Việt Nam cao hơn nhiều so các nước trong khu vực và thế giới. Tiết giảm chi phí logistics sẽ góp phần tăng năng lực cạnh tranh cho hàng hóa của Việt Nam cũng như thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Giá vàng hôm nay 1/11 đồng loạt rơi thẳng đứng do giá vàng thế giới đảo chiều giảm mạnh. Vàng miếng giảm nửa triệu đồng, còn giá vàng nhẫn hạ 300.000 đồng/lượng.
Giá gas bán lẻ tại thị trường trong nước tiếp tục tăng theo giá thế giới kể từ ngày 1/11. Đây là tháng thứ tư liên tiếp giá gas bán lẻ trong nước được điều chỉnh tăng.
Sau 5 năm kể từ khi CPTPP có hiệu lực vào tháng 1 năm 2019, xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường châu Mỹ tăng gần gấp đôi và xuất siêu ở các thị trường này tăng gần gấp 3 lần, góp phần tích cực cho ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong thời gian qua.
0