Giẫm đạp kinh hoàng tại Ấn Độ, 116 người thiệt mạng

Ít nhất 116 người thiệt mạng trong vụ giẫm đạp tại một sự kiện tôn giáo ở bang Uttar Pradesh, miền trung Ấn Độ.

Theo cảnh sát địa phương, hầu hết nạn nhân dường như là phụ nữ, nhưng chính quyền vẫn đang khẩn trương xác nhận số người thương vong được đưa đến các bệnh viện khác nhau trong khu vực.

Vụ giẫm đạp xảy ra trong lễ “satsang”, một buổi cầu nguyện do một đạo sư đạo Hindu tổ chức tại làng Rati Bhanpur thuộc khu vực Hathras của bang Uttar Pradesh. Hàng ngàn tín đồ của đạo sư này đã có mặt để nghe bài phát biểu của ông, chen chúc dưới lều để tránh nắng gay gắt, trước khi xảy ra hoảng loạn và mọi người bắt đầu bỏ chạy.

Tổng thanh tra cảnh sát bang Uttar Pradesh Shalabh Mathur xác nhận, có tổng cộng ít nhất 116 trường hợp tử vong sau vụ giẫm đạp kinh hoàng.

Thẩm phán quận Hathras Ashish Kumar cho biết, trung tâm y tế cộng đồng địa phương đã xác nhận có khoảng 50 đến 60 trường hợp tử vong chỉ riêng trong cư dân trong quận và Tổng thanh tra cảnh sát bang Uttar Pradesh Shalabh Mathur sau đó xác nhận tổng cộng ít nhất 116 trường hợp tử vong.

Hiện chưa rõ nguyên nhân gây ra sự hoảng loạn nhưng một số nhân chứng nói với truyền thông địa phương rằng vụ giẫm đạp bắt đầu khi sự kiện kết thúc và mọi người đổ xô rời khỏi địa điểm.

Video được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội cho thấy hàng chục thi thể, chủ yếu là phụ nữ, được đưa đến các bệnh viện khu vực.

Quan chức hàng đầu ở bang Uttar Pradesh, ông Yogi Adityanath, đã ra lệnh điều tra về vụ việc khi người dân bắt đầu bày tỏ sự tức giận và cáo buộc rằng cuộc tụ họp quy mô lớn này đã không được sắp xếp một cách thích hợp và diễn ra trong điều kiện thời tiết nóng ẩm.

Người dân Ấn Độ bắt đầu bày tỏ sự tức giận và cáo buộc rằng cuộc tụ họp quy mô lớn này đã không được sắp xếp một cách thích hợp.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết, chính quyền bang Uttar Pradesh đang cung cấp mọi sự hỗ trợ có thể cho các nạn nhân.

Lãnh đạo đảng Quốc hội đối lập Pawan Khera cáo buộc chính quyền bang Uttar Pradesh, do Đảng Bhartiya Janata của ông Modi điều hành, đã không chuẩn bị cho sự kiện này. Ông cho biết, các bệnh viện nơi những người bị thương được chuyển đến không có đủ bác sĩ và cơ sở vật chất để điều trị cho họ.

Giẫm đạp tại các sự kiện tôn giáo ở Ấn Độ không phải là chuyện hiếm, vì các cuộc tụ tập hầu hết được quản lý riêng tư và thường không có các biện pháp đảm bảo an toàn hoặc kiểm soát đám đông đầy đủ.

Một trong những vụ giẫm đạp nghiêm trọng nhất ở Ấn Độ từng xảy ra tại một sự kiện tôn giáo vào năm 2005, khi hơn 340 người thiệt mạng tại đền Mandhardevi ở bang Maharashtra phía tây Ấn Độ. Hơn 250 người thiệt mạng trong một vụ giẫm đạp khác tại đền Chamunda Devi ở bang Rajasthan năm 2008. Cùng năm đó, hơn 160 người đã thiệt mạng trong vụ giẫm đạp tại một buổi lễ tôn giáo ở đền Naina Devi, bang Himachal Pradesh phía bắc nước này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống đắc cử Donald Trump vừa bày tỏ sự ủng hộ việc cho phép TikTok tiếp tục hoạt động tại Mỹ trong ít nhất một thời gian ngắn và nói rằng, ông đã nhận được hàng tỷ lượt xem trên nền tảng truyền thông xã hội này trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình.

Tại ngôi làng Ponikla ở Cộng hòa Séc, nghề thổi thủy tinh có truyền thống hơn 150 năm tuổi vẫn đang được duy trì. Nhà xưởng Rautis, đơn vị duy nhất trên thế giới còn sản xuất đồ trang trí Giáng sinh từ cát thủy tinh, không chỉ đang bảo tồn một nghề thủ công truyền thống mà còn góp phần đưa kỹ thuật này đến đông đảo bạn bè quốc tế.

Dữ liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố mới đây cho thấy, trong tháng 10 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã mua dầu từ Nga với tổng trị giá 687,5 triệu euro (khoảng 735,6 triệu USD), mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.

Albania công bố lệnh cấm TikTok trong vòng một năm do lo ngại về ảnh hưởng của mạng xã hội lên trẻ em. Quyết định được đưa ra sau vụ một thiếu niên 14 tuổi bị bạn học đâm chết vì những tranh cãi qua lại trên mạng xã hội.

Theo tờ Maariv của Israel, các lực lượng quân sự Israel đang gặp phải những thách thức đáng kể trong việc đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái từ nhóm Houthi.

Thủ lĩnh lực lượng đối lập Syria Hayat Tahrir al-Sham (HTS), ông Ahmed al-Sharaa, ngày 22/12 khẳng định với lãnh đạo cộng đồng người Druze ở Liban rằng Syria sẽ không can thiệp tiêu cực vào Liban và cam kết tôn trọng chủ quyền của nước láng giềng.