Giảm rác thải nhựa trong ngành du lịch
Tại nhà khách Sơn La, quận Thanh Xuân, Hà Nội, nếu trước đây nước uống đựng trong chai nhựa thì nay đã đổi hoàn toàn bằng chai thủy tinh. Với số lượng hơn 100 phòng nghỉ, nhà khách giảm được hàng trăm chai nhựa thải ra mỗi ngày.
Chị Bùi Thị Tuyết, nhà khách Sơn La, cho biết: "Trước đây, mỗi phòng bỏ tầm 2-3 chai nước nhựa. Sau khi sử dụng bỏ thải ra ngoài rất là rất lớn. Sử dụng bình thủy tinh giảm chi phí, giảm độc hại ra môi trường, khách cũng cảm thấy rất hài lòng khi sử dụng như vậy".
Phong trào giảm rác thải nhựa đã từng bước được triển khai tại nhà khách Sơn La, dù cần tăng chi phí đầu tư ban đầu. Nhà khách cũng sử dụng chai nước thủy tinh mỗi khi tổ chức các cuộc họp, hội thảo, hội nghị cho khách.
Bà Nguyễn Thị Hưởng, nguyên Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Điện Biên, chia sẻ: "Nay đến dự, tôi cảm thấy ngạc nhiên vì sự thay đổi của nhà khách. Thay chai nhựa uống nước bằng chai thủy tinh là hành động rất tốt để bảo vệ môi trường. Tôi sẽ về tuyên truyền cho gia đình, con cháu để giảm thải rác thải nhựa, vừa tốt cho sức khoẻ vừa tốt cho môi trường".
"Chuyển đổi xanh" là xu hướng và cũng là yêu cầu tất yếu để phát triển du lịch bền vững. Đặc biệt, sự chuyển đổi từ ngành du lịch dễ tác động, lôi cuốn mọi người cùng làm.
Ông Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương, cho biết: "Trong du lịch, có thể quá trình này vừa thách thức nhưng vừa thuận hơn, bởi đây là tương tác trực tiếp con người với con người, nên từng hành vi nhỏ, thay đổi nhỏ có thể không tốn kém quá nhưng thay đổi hoàn toàn cách thức kinh doanh, cảm nhận của khách".
Ông Vũ Quốc Trí, Tổng Thư ký Hiệp hội Du lịch Việt Nam, nhận định: "Nhiều người dân đang dần có nhận thức ngày càng cao về nhu cầu chuyển đổi xanh. Tuy nhiên, để đồng lòng và chuyển đổi toàn diện còn nhiều việc phải làm, không phải chỉ đơn giản nhận thức mà cần hành độngvà phải có nguồn lực, theo chúng tôi còn có công nghệ nữa".
Hiệp hội du lịch Việt Nam vừa xây dựng bộ tiêu chí công nhận doanh nghiệp du lịch không rác thải nhựa, phấn đấu đến năm 2025, 100% khu du lịch, cơ sở lưu trú, khách sạn không sử dụng túi nilon khó phân hủy và sản phẩm nhựa sử dụng một lần.
Mặc dù hiện nay các sản phẩm thân thiện với môi trường vẫn có giá thành cao hơn sản phẩm nhựa, nhưng với sự quyết tâm của các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, những sản phẩm thay thế đồ nhựa vẫn đang ngày càng được phổ biến rộng rãi hơn./.
Nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng khiến việc cân bằng giữa chi phí sinh hoạt, giải trí và tiết kiệm của giới trẻ trở nên khó khăn hơn. Nhiều bạn trẻ rơi vào vòng xoáy chi tiêu quá mức.
Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 71/2024 quy định quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống quản lý dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe.
Hôm nay, 24/11, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam đồng chủ trì Diễn đàn "Lắng nghe nông dân nói" với chủ đề "Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng tới mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường". Tham dự diễn đàn có hơn 200 nông dân Việt Nam xuất sắc, hợp tác xã tiêu biểu, các chuyên gia, nhà khoa học và doanh nghiệp.
Về xã Vân Hà (huyện Phúc Thọ) vào những ngày cuối năm, như lạc vào vào xứ sở của bưởi. Bưởi có mặt ở khắp nơi, từ trong vườn ra ngoài ngõ, kéo ra khắp các cánh đồng, ngát hương và ngập sắc vàng bưởi chín.
Một trong những điểm nhấn của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025, là quy định về điều kiện bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với tài xế và xe ô tô chở trẻ em mầm non, học sinh.
Sáng 24/22, Thành đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Ngày Hội Thanh niên với văn hóa giao thông và chùm hoạt động “Tuổi trẻ Thủ đô tham gia tuyên truyền, giữ gìn trật tự an toàn giao thông” năm 2024.
0