Giảm rủi ro mất tiền trong tài khoản với sinh trắc học

Tội phạm chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng đang gây thiệt hại lớn về tài sản và bức xúc trong dư luận. Vì thế, việc xác thực sinh trắc học theo Quyết định 2345 được kỳ vọng sẽ đảm bảo an toàn tốt hơn, hạn chế khó khăn trong việc truy vết.

An tâm khi có thêm lớp bảo mật tài khoản, kỳ vọng sẽ giảm tình trạng lừa đảo mất tiền hay không còn lo lắng khi để số tiền lớn trong tài khoản là mong muốn của nhiều người dân khi Quyết định 2345 về xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền trên 10 triệu đồng/lần và trên 20 triệu đồng/ngày của Ngân hàng Nhà nước chính thức có hiệu lực từ đầu tháng 7.

Anh Nguyễn Ngọc Bằng - Phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội chia sẻ: "Hiện tại, tôi thấy một số trường hợp khách hàng hay bị mất tiền không rõ nguyên do, nên khi thêm một bước xác thực này cũng có thể cập nhật thêm một bước xác thực khi giao dịch".

Hơn 95% khách hàng đã xác thực sinh trắc học trên ứng dụng online tại Ngân hàng TMCP Quân Đội.

Tại Ngân hàng TMCP Quân Đội, hơn 95% lượng khách hàng đã xác thực sinh trắc học trên ứng dụng online, ngân hàng cũng đã tích hợp với tính năng xác minh Face ID khách hàng đã cập nhật từ trước để tối ưu hóa các bước thực hiện. Đây cũng là ngân hàng đầu tiên triển khai hình thức cảnh báo về các tài khoản lừa đảo cho khách hàng trước khi có giao dịch chuyển tiền.

Ông Nguyễn Quang Hiện - Phó Giám Đốc Khối Khách Hàng Cá Nhân - Ngân hàng TMCP Quân Đội cho hay: "Đa số khách hàng đã chọn cập nhật trên app vì chỉ mất khoảng một phút thôi. Một số khách hàng thì đến quầy để sinh trắc học chủ yếu tập trung vào khách hàng lớn tuổi hoặc các thiết bị phần mềm chưa đáp ứng. Khách hàng cần nhanh chóng cập nhật sinh trắc học để đáp ứng quy định của pháp luật".

"Ngoài ra, khi các giao dịch tài chính thì khách hàng cũng phải hết sức thận trọng trong các giao dịch của mình, chúng tôi cũng có ra những cảnh báo với những tài khoản nhận tiền là đối tượng lừa đảo để khách hàng biết khi thực hiện giao dịch", ông Nguyễn Quang Hiện cho biết thêm.

Các ngân hàng khuyến cáo, người dân cần nhanh chóng cập nhật dữ liệu sinh trắc học.

Không thể phủ nhận, quy định về xác thực sinh trắc học giúp nâng cao tính an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi vẫn nằm ở hành vi của người dùng.

Những khách hàng chưa cập nhật dữ liệu sinh trắc học trước ngày 1/7 vẫn có thể tiếp tục hoàn thiện trên các ứng dụng của ngân hàng hoặc tại quầy giao dịch, ngoài ra, hoạt động chuyển tiền vẫn diễn ra bình thường với giao dịch dưới 10 triệu đồng/lần và 20 triệu đồng/ngày.

Tuy nhiên, các ngân hàng khuyến cáo, người dân cần nhanh chóng cập nhật dữ liệu sinh trắc học nhằm bảo vệ tài khoản cá nhân và tuân thủ quy định mới của Ngân hàng Nhà nước.

Trong giai đoạn đầu triển khai, lợi dụng một số khách hàng gặp khó khăn trong quá trình thao tác cập nhật thông tin sinh trắc học, đã xuất hiện nhiều đối tượng lừa đảo giả danh nhân viên ngân hàng để liên hệ khách hàng đề nghị hỗ trợ cài đặt sinh trắc học và sau đó chiếm đoạt tài sản.

Các ngân hàng khẳng định, không liên hệ trực tiếp với người dân để thu thập thông tin sinh trắc học. Do đó, người dùng cần hết sức cảnh giác với những cuộc gọi mạo danh này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cả nước còn tới 24.650 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, 70% trong số này đang hoạt động không có giấy phép.

Từ 1/7 cán bộ, công chức, viên chức được tăng 30% lương cơ sở, từ 1,8 lên 2,34 triệu đồng, là mức tăng cao nhất từ trước tới nay. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui, còn có những nỗi lo đi kèm.

Thứ Hai là ngày khởi đầu một tuần làm việc mới. Với nhiều người, đây là thời điểm tràn đầy năng lượng với bao kế hoạch, mục tiêu đang chờ đón. Nhưng bên cạnh đó, cũng có không ít người đón nhận ngày này không hề tích cực một chút nào. Với họ, ngày đầu tuần luôn bị coi là “ác mộng”. Hiện tượng này đang được biết đến với tên gọi "hội chứng sợ ngày thứ Hai”.

Từ ngày 1/7, nếu đã tích hợp GPLX vào ứng dụng định danh điện tử VneID, người dân có thể xuất trình thông tin qua ứng dụng mà không cần dùng bản cứng như trước đây.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về việc tháo gỡ vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng cho các dự án, công trình giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia, Bộ Xây dựng đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 12 của Bộ.

10h45 phút ngày 7/7, cơ quan chức năng đã hoàn thành việc sửa chữa đường sắt trên cầu Tam Bạc - Hải Phòng sau sự cố bị tàu thủy đâm. Tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng hoạt động lại bình thường.