Giảm số năm đóng bảo hiểm tối thiểu để được hưởng lương hưu

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi quy định giảm điều kiện về số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu hàng tháng, tăng quyền lợi hưởng trợ cấp một lần cho số năm đóng cao hơn. Đây là nội dung được chú ý trong Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng 27/5 tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV,  Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.

Một trong những vấn đề được đông đảo người dân quan tâm vẫn là phương án rút BHXH một lần được thiết kế như thế nào là hợp lý nhất. Kể từ thời điểm dự thảo Luật BHXH sửa đổi được đưa ra lấy ý kiến đến nay, đây cũng là vấn đề nhận được nhiều ý kiến đóng góp cả từ phía các chuyên gia lẫn người lao động.

Quốc hội thảo luận dự thảo luật BHXH (sửa đổi)

Dự thảo Luật BHXH sửa đổi đang đưa ra hai phương án về rút BHXH một lần:

Phương án 1, người lao động sau 12 tháng nghỉ việc, có nhu cầu được rút BHXH một lần.

Phương án 2, người lao động chỉ được rút BHXH không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất.

Trong Tờ trình gửi Quốc hội, Chính phủ cho hay trong 7 năm thực hiện Luật BHXH năm 2014, có trên 476.000 người hưởng BHXH một lần đã có thời gian tham gia BHXH trên 10 năm với độ tuổi từ 40 tuổi trở lên.

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Ngoài ra còn có trên 53.000 người đã hết tuổi lao động phải nhận BHXH một lần do chưa đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc; có trên 20.000 người khi đến tuổi nghỉ hưu chưa đủ thời gian đóng phải đóng một lần cho thời gian còn thiếu để hưởng lương hưu.

Nếu vẫn quy định thời gian tối thiểu để hưởng lương hưu là 20 năm thì những người này khó có cơ hội nhận lương hưu.

Do vậy, với việc giảm số năm đóng tối thiểu xuống 15 năm sẽ tạo cơ hội cho những người tham gia muộn (45 - 47 tuổi mới bắt đầu tham gia) hoặc những người tham gia không liên tục dẫn đến khi đến tuổi nghỉ hưu không tích lũy đủ 20 năm đóng BHXH cũng được hưởng lương hưu hằng tháng thay vì nhận BHXH một lần.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.

Với quy định nêu trên, mức lương hưu của những người này có thể thấp hơn những người có thời gian đóng dài nếu tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc hoặc thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện là như nhau.

Tuy nhiên, những trường hợp này trước đây không đủ điều kiện hưởng lương hưu, họ nhận BHXH một lần (nếu không lựa chọn tự nguyện đóng một lần cho thời gian còn thiếu), nay sẽ có cơ hội được hưởng lương hưu hàng tháng.

Như vậy, cho dù mức lương hưu có thể khiêm tốn hơn những người có thời gian đóng dài nhưng với mức lương hưu hằng tháng ổn định, định kỳ được Nhà nước điều chỉnh và được hưởng bảo hiểm y tế, đời sống của người lao động khi về hưu sẽ được đảm bảo hơn.

Đây là dự án luật rất khó, tác động đến đông đảo người lao động cũng như người nghỉ hưu. Trong đó, căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là vấn đề liên quan trực tiếp đến cải cách tiền lương.

Ngoài ra, vẫn còn một số nội dung còn ý kiến khác nhau về quy định đối tượng chủ hộ kinh doanh là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; việc quản lý hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội; những tác động của cải cách chính sách tiền lương; vấn đề về tài chính bảo hiểm xã hội.

Các đại biểu cũng quan tâm đến tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội. Nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động, nhiều ý kiến cho rằng, cần có chế tài mạnh hơn đối với trường hợp vi phạm và nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người sử dụng lao động.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hôm nay (17/6), tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam Gennady Bezdetko.

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thăm Việt Nam từ ngày 19 đến ngày 20 tháng 6 năm 2024 theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tại chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, các đại biểu tán thành với việc điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình dân tộc thiểu số và miền núi. Đồng thời đề nghị xem xét đưa các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn huyện có các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào diện đầu tư của chương trình.

Các cử tri trên địa bàn quận Thanh Xuân bày tỏ lo lắng khi các vụ cháy ngày càng nhiều, vấn đề giao thông đô thị và đất sử dụng sai mục đích… trong buổi tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND thành phố trước Kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Sáng 17/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị trực tuyến với các địa phương, lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản; quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản về xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, cơ sở về nhà ở và thị trường bất động sản. Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn dự tại điểm cầu Hà Nội.

Đa số các đại biểu đều khẳng định việc đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) sẽ tạo cơ hội, biến các nguồn tài nguyên, văn hóa hết sức đa dạng của vùng Tây Nguyên thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn.