Giao dịch chung cư tạm lắng xuống khi giá ảo

Từ cuối năm 2023 đến nay, số hồ sơ đăng ký liên quan tới chuyển nhượng đất đai biến động không nhiều, mặc cho mức giá chung cư được đẩy lên cao. Bước sang quý II, mức giá chung cư tại Hà Nội bắt đầu có sự chững lại.

Ngay sau khi loạt bài về giá chung cư ảo, giao dịch ảo của Đài Hà Nội được dư luận quan tâm và gần đây nhất là Bộ Xây dựng yêu cầu Thành phố kiểm tra hành vi thổi giá chung cư, nhiều người đã tạm gác kế hoạch mua nhà của mình để nghe ngóng thị trường, cũng như kì vọng vào sự điều tiết của các ngành chức năng.

Thống kê trong quý I vừa qua, lượng giao dịch thành công chỉ bằng 85,51% so với cùng kỳ năm 2023 ở phân khúc chung cư, nhà ở riêng lẻ. Bước sang đầu quý II, thị trường ghi nhận lượng giao dịch kém sôi động hơn.

Giao dịch chung cư tạm lắng xuống khi giá ảo.

Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội cho biết, trong tháng 3 vừa, qua toàn thành phố tiếp nhận hơn 18.600 hồ sơ liên quan đến chuyển nhượng, tương đương với thời điểm tháng 1/2024, thấp hơn giao dịch vào tháng 11/2023 khoảng hơn 3000 hồ sơ, tức trong thời điểm thị trường chưa có đợt tăng giá mạnh. Sự biến động giao dịch tại các văn phòng đăng ký đất đai thời gian qua chứng tỏ thị trường đang không ở trong giai đoạn “sốt”, bởi giao dịch không có nhiều biến động. Bước sang tháng 5, người có nhu cầu ở thực vẫn cân nhắc.

Dự báo, thời gian tới, hầu hết các dự án đang tạm ngưng bán sẽ có kế hoạch tiếp tục bán hàng. Phần lớn các dự án này đều đã có giấy phép xây dựng và đảm bảo pháp lý rõ ràng khi ra mắt. Lãi vay mua nhà cũng giảm, sẽ  là một trong các yếu tố giúp giá nhà trở về giá trị thực. Và quan trọng nhất các bộ luật đang được gấp rút đẩy nhanh thời gian thực thi chính là điều kiện để thị trường BĐS ổn định và minh bạch hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 17/11, Nam Long chính thức mở bán giai đoạn 2 dự án Nam Long II Central Lake. Chỉ sau 3 giờ, 80% giỏ hàng công bố đã được tiêu thụ, ước tính doanh số pre-sale đạt 600 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng, thành phố hiện có 69 dự án nhà ở xã hội đã và đang triển khai; trong đó, từ năm 2021 đến nay đã hoàn thành khoảng 0,64 triệu m² sàn nhà ở xã hội, hơn 10.270 căn hộ.

Những khu nhà tái định cư cũ trên địa bàn Hà Nội đang được rao bán với mức giá rất cao, lên tới 60-70 triệu đồng/m2. Nhiều chuyên gia cho rằng đà tăng giá nhà tái định cư là phi lý, đặt ra dấu hỏi về lượng giao dịch thực tế của phân khúc này.

Theo kế hoạch, Dự thảo Nghị quyết về việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8.

Bên cạnh việc giám sát, minh bạch quy chế cụ thể về đối tượng được mua/thuê mua nhà ở xã hội, nhiều ý kiến cho rằng để loại hình nhà ở này có tốc độ phát triển nhanh hơn, nhiều người dân có thể tiếp cận hơn, thì cần phát triển thêm các dự án theo hướng cho thuê.

Năm 2024, Chính phủ phấn đấu hoàn thành 130.000 căn nhà ở xã hội. Tuy nhiên, mục tiêu này hiện khó khả thi do gặp nhiều khó khăn.