Giáo dục các quận, huyện chung tay để phát triển
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của Thủ đô, huyện Ba Vì đã đạt những thành tựu nhất định trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục... Hiện nay toàn huyện có 111 trường mầm non, TH, THCS, THPT với tổng số 2067 lớp, 64.429 học sinh, trên 5000 thầy cô giáo.
Năm học 2020-2021 chất lượng GD&ĐT của Ba Vì xếp thứ 17/30 quận, huyện, năm học 2021-2022 tăng 4 bậc đứng ở vị trí 13/30. Tuy nhiên chất lượng giáo dục đại trà so với mặt bằng chung của thủ đô còn thấp, nhất là so với những quận nội thành. Từ thực tiễn đó lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Ba Vì mong muốn chương trình kết nghĩa giữa hai đơn vị sẽ giúp công tác GD&ĐT của huyện ngày càng phát triển, thông qua các hoạt động hỗ trợ chuyên môn, thiết bị, đồ dùng dạy học của Phòng GD&ĐT quận Ba Đình.
Chia sẻ tại chương trình lãnh đạo Phòng GD&ĐT quận Ba Đình cho biết năm học 2021-2022, ngành GD&ĐT quận Ba Đình tiếp tục nâng thứ hạng đạt 13/13 chỉ tiêu lĩnh vực thi đua của Sở GD&ĐT Hà Nội xếp loại Xuất sắc, tăng vị trí xếp loại lên thứ 3/30 quận, huyện, thị, xã. Kết quả thi Học sinh giỏi Thành phố xếp thứ 3/30 (tăng 5 bậc), kết quả thi vào lớp 10 THPT trong nhóm 5 quận, huyện dẫn đầu Thành phố Hà Nội; công tác xây dựng trường học chuẩn quốc gia đạt 40/49 trường, chiếm tỉ lệ 82%, xếp thứ 5/30 quận, huyện, thị xã. Ngành GD&ĐT quận luôn chú trọng chăm lo công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo mẫu mực, tâm huyết, có trình độ chuyên môn cao ngay từ cơ sở, góp phần đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng dạy học. Thông qua chương trình kết nghĩa để các nhà trường chia sẻ, hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm để giúp nhau cùng phát triển.
Bà Trần Lưu Hoa – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội đánh giá cao các hoạt động kết nghĩa của 2 đơn vị, đồng thời mong muốn 2 đơn vị triển khai các nội dung trong biên bản ghi nhớ về chương trình kết nghĩa, triển khai phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển, thầy cô cùng chia sẻ trách nhiệm, giai đoạn 2023 - 2025” đạt hiệu quả cao nhất, trong đó đi sâu vào các nội dung cần chia sẻ, phù hợp với các nhà trường.
"Cả 2 đơn vị đều cần đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của mình để tập trung giúp đỡ cùng nhau phát triển. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, nhất là công tác chuyển đổi số, công tác cán bộ, nâng chuẩn đào tạo....Đa dạng hóa các hoạt động trong dạy học giúp học sinh tiếp cận được nhiều thông tin và khai thác các nguồn tài liệu mở phục vụ cho việc học đạt kết quả cao nhất." - Bà Hoa cho biết.
Tại hội nghị, Phòng GD&ĐT quận Ba Đình đã trao tặng 50 triệu đồng cho Phòng GD&ĐT huyện Ba Vì để hỗ trợ, giúp đỡ các giáo viên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện.
Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy trò Trường tiểu học Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng đã tổ chức 60 năm thành lập trường và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.
Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, các trường học quận Hai Bà Trưng tổ chức lễ kỷ niệm và đón nhận Bằng khen của Thành phố và Bộ Giáo dục - Đào tạo; phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học hạnh phúc”; triển khai xây dựng “Văn hóa ứng xử, gắn với văn hóa học đường, vì một trường học hạnh phúc".
Sáng ngày 20/11, trường THPT Quang Trung, quận Hà Đông đã tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngành giáo dục và Đào tạo Thủ đô, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.
Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.
Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.
Góp ý về quy định quyền nhà giáo được dạy thêm trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, học thêm là nhu cầu thực tế của nhiều học sinh, phụ huynh và gia đình. Bên cạnh việc khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu thì cần nhà giáo định hướng, hướng dẫn là nhu cầu chính đáng. Và cần xem dạy thêm như một nghề có thu.
0