Giáo dục học sinh cần gia đình đồng hành
Con khó dạy thì "trăm sự nhờ thầy cô"
Trong hành trình dạy con, không phải lúc nào các bậc phụ huynh cũng có thể sáng suốt, bình tĩnh để trao cho con những điều tốt đẹp nhất, có những lúc bối rối, thậm chí khủng hoảng và không biết phải làm gì để có thể dạy bảo con cái của mình. Và những lúc như thế, phụ huynh sẽ nghĩ đến phương án nhanh hơn đó là gửi gắm, trông đợi vào các thầy cô, nhà trường.
Tuy đã già nhưng giờ bà Đặng Thị Phượng, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội đang phải vừa làm bà, vừa làm mẹ, làm bố của những em nhỏ này. Bố mất sớm, mẹ đi làm xa, nên việc dạy bảo các cháu đang tuổi lớn hoàn toàn phụ thuộc vào bà. Có những lúc, bà Phượng cũng cảm thấy bất lực với đứa cháu của mình. "Nó hay ương ngạnh, đôi khi cũng bảo ra nhờ cô giáo dạy giúp, chứ con bé con này nó cứ đi tối ngày, bảo nhờ quét hộ bà cái này nó cũng chả làm, nó cứ cãi ương.", bà Phượng chia sẻ.
"Trăm sự nhờ thầy cô" là chia sẻ của phụ huynh này khi con cháu mình không nghe lời. Những đứa trẻ đang lớn, ở độ tuổi dậy thì, các em có những cảm xúc riêng của mình, cần người lớn lắng nghe, chia sẻ, dạy bảo.
Từng có một cuộc khảo sát, kết quả hơn 85% phụ huynh từng cảm thấy bất lực trong quá trình nuôi dạy con. Có 75% phụ huynh từng có những giây phút không kiểm soát được bản thân, sử dụng ngôn ngữ hoặc hành vi bạo lực trước sự ương bướng của trẻ. Và cũng có tới trên 50% phụ huynh đã có những cơn stress, trầm cảm nhẹ trong quá trình nuôi dạy con.
Nói ít - nghe nhiều - đồng cảm nhiều là thứ mà các bậc phụ huynh đang hướng đến trong việc dạy bảo con cái mình. Để trở thành người lớn, thì mỗi đứa trẻ đều phải đi quay tuổi dậy thì, và ở thời điểm đó, chúng cần có sự đồng hành của phụ huynh, nhà trường, và xã hội.
Những nỗ lực từ thầy cô và nhà trường
Nhiều khi, phụ huynh cảm thấy "bất lực" với chính con cái mình, và phải nhờ hết vào nhà trường trong việc dạy bảo con cái. Nhưng để có những đứa trẻ lớn lên hoàn thiện về trí - thể - mỹ thì không phải chỉ có nhà trường mà nó cần sự vào cuộc của cả thầy, cô - gia đình - xã hội.
Chia sẻ, quan tâm, nắm bắt tâm lý học sinh, những phòng tư vấn tâm lý của nhà trường luôn mở cửa, dù không được đào tạo chuyên sâu. Những em học sinh mắc lỗi sẽ được các thầy cô trao đổi và nói chuyện riêng, nhưng cũng nhiều khi là câu chuyện "dở khóc dở cười" với chính các thầy cô.
Một ngày có 24h, các con ở trường với thầy cô nhiều nhất là 8h, còn lại là gia đình, do đó việc kết hợp giữa nhà trường - gia đình là mối liên kết không thể tách khỏi.
Mỗi học sinh là một thế giới riêng với những đặc điểm về nhận thức, sở trường, nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng, hoàn cảnh gia đình… Hiểu học sinh, khám phá đời sống các em, để biết được các em đang có những gì? khó khăn ra sao? Vấn đề gì bức xúc chưa được giải quyết, chia sẻ, giúp đỡ… Từ đó, người thầy - gia đình sẵn sàng làm điểm tựa tinh thần vững chắc để các em có thể "đề kháng" được với những thói quen xấu dễ bị tập nhiễm ở môi trường xung quanh.
Trẻ phát triển tốt hơn khi gia đình đồng hành
Dành thời gian buổi tối hàng ngày để trò chuyện với con, đây là hoạt động thường xuyên của gia đình anh Nguyễn Anh Đức. Và đây chính là thời điểm các con có thể chia sẻ những câu chuyện mà mình gặp phải trong học tập và sinh hoạt.
Anh Nguyễn Anh Đức - phụ huynh học sinh chia sẻ: "việc các con học ở trường thì về nhà cần ôn luyện, và bố mẹ gần gũi trao đổi với con để hiểu con đang như thế nào".
Để thực hiện điều đó, với anh Đức không thể chỉ nói thôi là đủ, anh coi khoảng thời gian kèm con học là thời điểm hợp lý để vừa dạy vừa hiểu con của mình hơn.
Bên cạnh đó, chị Vũ Thanh Dung - vợ anh Đức chia sẻ thêm: "Bận mấy chúng tôi cũng dành thời gian chia sẻ, vì các con đang lớn và sẽ có nhiều tình huống các con có thể gặp phải".
Không chỉ vậy, việc nêu các tình huống đã xảy ra để giúp các con của mình hiểu đúng về luật, về quyền và nghĩa vụ, với chị Dung chị coi đây là trách nhiệm không chỉ của trường học mà còn là trách nhiệm của phụ huynh
Học cùng con, thậm chí chơi cùng con, điều này tạo nên sự tương tác và gắn kết giữa con cái với cha mẹ. Không chỉ riêng với gia đình Anh Đức, mà bất cứ gia đình nào muốn nuôi dậy con cái tốt nhất cũng cần thực hiện phương pháp này. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để mỗi đứa trẻ trong quá trình lớn và trưởng thành có cơ hội tiếp cận những điều đúng đắn, được kịp thời uốn nắn khi mắc lỗi. Phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần, hình thành nhân cách của mỗi đứa trẻ, trưởng thành và nên người.
Tổng Công ty Điện lực Hà Nội đã phối hợp với Công an thành phố tổ chức Chương trình tập huấn, tuyên truyền sử dụng điện an toàn, hiệu quả; phòng chống cháy nổ, phòng ngừa tai nạn điện và kỹ năng thoát hiểm khi có xảy ra các đám cháy cho các em học sinh huyện Gia Lâm.
Sáng 17/11, Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huy Tưởng, huyện Đông Anh đã tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày thành lập trường (1994 - 2024) và chào mừng kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển, ngành Giáo dục quận Hà Đông đã từng bước đổi mới toàn diện; từ việc đầu tư cơ sở vật chất trường lớp đến xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi, yêu nghề và tâm huyết với học sinh. Đây là nền tảng quan trọng để ngành Giáo dục quận chăm lo, phát triển sự nghiệp “trồng người”.
Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, sáng 17/11, Thành đoàn - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình tuyên dương các Hiệu trưởng và giáo viên làm Tổng phụ trách Đội tiêu biểu Thủ đô năm 2024.
Trong không khí kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân (NGND), Nhà giáo ưu tú (NGƯT) lần thứ 16 và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
Trong không khí ấm áp, Trường THPT Lam Hồng - Sóc Sơn tổ chức lễ kỷ niệm đánh dấu 25 năm thành lập và phát triển.
0