Giáo dục từ trái tim

Chỉ khi giáo dục xuất phát từ trái tim thì người thầy mới vượt qua những áp lực, tâm tư để sáng tạo, mang đến những bài giảng giá trị cho học trò. Một môi trường học tập hạnh phúc sẽ tạo ra những con người hạnh phúc, nơi học sinh, giáo viên cùng lắng nghe, chia sẻ và tôn trọng lẫn nhau.

Mấy hôm nay xảy ra một số vụ việc như “Cô giáo bị nhóm học sinh dồn vào góc lớp, chửi bới, ném dép ngất xỉu”;  “Phụ huynh lên mạng tố 'cô không niềm nở', cả phó hiệu trưởng và giáo viên bị đuổi việc”… Đó là việc mà chắc không chỉ Hường, mà nhiều người trong chúng ta không thể thờ ơ. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã chỉ đạo làm rõ sự việc phải có hình thức xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan: Từ giáo viên, học sinh, đến cơ sở giáo dục, đơn vị quản lý.

Nhưng cũng từ đó, Hường thấy ở đâu đó, kỷ luật học đường đang bị vi phạm. Vụ việc đáng tiếc học sinh bạo hành giáo viên vừa xảy ra sẽ để lại hậu quả khôn lường. Xã hội thêm một lần xao xác về một vụ khủng hoảng ngay trong môi trường giáo dục. Giáo viên trở thành nạn nhân của bạo lực học đường, tổn thương về thể chất và tinh thần không chỉ trước mắt. Còn học sinh, đối tượng có hành vi vô đạo, phản giáo dục, tương lai sẽ như thế nào?

Trong suốt những năm tháng qua, Hường đã có cơ hội đến nhiều trường học trên nhiều vùng miền. Hường đã chứng kiến những khuôn mặt lấm tấm mồ hôi, những đôi bàn tay lấm lem bùn đất, kèm theo những tiếng cười rộn rã ở vườn trường. Thì ra thầy trò của trường đang cùng nhau nhổ cỏ, xới đất, trồng cây. Thầy cô và các em học sinh tại đây chia sẻ, làm vườn giúp mọi người gắn kết với nhau, học sinh có thể phụ giúp thầy, cô nhổ cỏ, tưới nước và ngược lại. Từ lóng ngóng, vụng về, nhiều em đã thành thục các khâu xới đất, trồng và quy trình chăm sóc cây cối. Các em được học để sống hạnh phúc, được đào tạo thành người có trách nhiệm, biết yêu thương, tự lập và hợp tác.

Ngoài chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều ngôi trường mà Hường từng ghé qua còn xây dựng thêm các tiết học năng khiếu nghệ thuật, các môn học kỹ năng sống, cảm xúc xã hội, hoạt động ngoại khóa Tuần lễ công dân nhỏ để giúp các em có thái độ sống tích cực, hài hòa, yêu thiên nhiên, yêu gia đình, trường lớp và mọi người xung quanh. Lại có nơi, nhà trường còn tổ chức hoạt động dã ngoại và hoạt động trải nghiệm tại vườn thực hành của trường. Nơi đó, nhà trường xây dựng theo mô hình quân đội. Các em sẽ được tham gia các hoạt động rèn luyện thể chất giúp tăng cường thể lực, tăng khả năng chịu đựng, sẵn sàng đối mặt với các tình huống khó khăn trong cuộc sống. Cô trò ở đó chia sẻ với Hường: “Môi trường học tập hạnh phúc tạo ra những con người hạnh phúc, nơi học sinh, giáo viên cùng lắng nghe, chia sẻ và tôn trọng lẫn nhau.”

Suốt hai năm tìm hiểu về mô hình “Trường học hạnh phúc” được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai, Hường rất thích ba tiêu chí: Yêu thương, an toàn và tôn trọng. Những giá trị cốt lõi đó không chỉ dành riêng cho học trò, mà còn cho mỗi thầy, cô trong môi trường sư phạm. Ở nơi đó, cả thầy và trò đều được yêu thương, được an toàn, được tôn trọng khác biệt và giá trị cá nhân. Nơi đó, không có chỗ cho bạo lực. Là nơi có thêm nhiều tiếng cười, không chỉ của học sinh.

Hường rất thích thông điệp của một ngôi trường “Trước khi chạm đến khối óc, hãy chạm đến trái tim của mỗi người”. Chính từ  những ngôi trường như thế, người giáo viên sẽ đóng vai trò người dẫn dắt, định hướng, cố vấn, thay vì ép học sinh tuân theo những quy định cứng nhắc, không phù hợp. Chỉ khi giáo dục xuất phát từ trái tim thì người thầy mới vượt qua những áp lực, tâm tư để sáng tạo, mang đến những bài giảng giá trị cho học trò.

Có thầy giáo chia sẻ với Hường: “Áp lực, thách thức dù lúc nào cũng có, nhưng sứ mệnh của người thầy là gắn liền với những ánh mắt trong trẻo, hồn nhiên của học sinh; với tiếng nói cười ríu rít của các em. Thế giới học trò vốn đầy năng lượng tuổi trẻ với những hoài bão lớn lao. Trong mắt học trò, người thầy là cả một kho tàng tri thức mà các em gửi gắm sự tin tưởng. Thế nên, thầy cô cần làm sao để các em cảm nhận được sự yêu thương, qua từng bài giảng, từng cử chỉ bao dung, vị tha”. 

Hường nghĩ rằng, không ai có thể cân đo, đong đếm được công sức của một người thầy. Chỉ có sự tự giác, yêu thương học trò thật sự, ý thức giá trị cao đẹp của nghề giáo mà người thầy phải rèn luyện bản thân, nâng cao kiến thức tâm lý giáo dục, tu dưỡng đạo đức cá nhân, mới có thể là tấm gương cho việc dạy làm người, giúp các em lớn lên, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Và các em học sinh, cùng các phụ huynh cũng nên biết tôn trọng thầy cô, để chữ "tâm" của nghề trồng người thêm sáng.

Trước khi chạm đến khối óc, hãy chạm đến trái tim của mỗi người. Giáo dục bằng trái tim, phải xuất phát từ trái tim và sẽ được đón nhận bằng trái tim. Dẫu đôi khi, đâu đó trong cuộc sống vẫn còn một vài câu chuyện, những mẩu tin làm nhói lòng những nhà giáo chân chính, làm đau lòng những người làm cha làm mẹ, nhưng không thể làm nhòe đi giá trị đạo đức muôn đời của người thầy. Bởi lẽ, giá trị ấy đã được hình thành từ truyền thống tôn sư trọng đạo cao đẹp bao đời nay; từ những thầy cô lặng lẽ vượt qua khó khăn, miệt mài lao động, rèn luyện, cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bác bảo vệ trường xưa nay đã về miền mây trắng. Mỗi lần nghĩ về bác, trong lòng một người dấy lên niềm thương yêu và kính trọng như một người cha, như một người thầy. Trong xôn xao niềm vui của Ngày Nhà giáo Việt Nam, cô nghĩ rằng, bác chính là một dấu lặng, hay một nốt trầm rất đẹp trong bản hòa ca về nghề dạy học.

Gần 30 tuổi, cô – một giáo viên dạy Ngữ văn, trong những câu chuyện đùa vui với đồng nghiệp và bạn bè, luôn tự nhận mình già trước tuổi. Cô chỉ ưa những điều tối giản, cả trong cách ăn mặc và lối sống. Chỉ như vậy, cô mới cảm thấy lòng mình bình yên, dễ chịu. Cô biết, chỉ có một người hiểu vì sao tính cách của cô lại già dặn sớm như thế. Người phụ nữ ấy không phải mẹ cô mà là cô Nguyễn Thị Hoa, cô giáo dạy Ngữ văn của cô suốt 4 năm cấp 2. Cô không gọi cô Hoa là cô giáo cũ, bởi cô Hoa luôn là người dạy dỗ cô suốt đời.

Nghề giáo vẫn được gọi là nghề cao quý. Nghề nào cũng có những nỗi niềm riêng. Và nghề giáo cũng có những câu chuyện cuộc sống đằng sau ánh hào quang cao quý.

Có một người đã dạy cô những con chữ đầu tiên, người dạy cô bao bài học thật thà; dạy cô phải biết nỗ lực vượt qua nghịch cảnh… Với cô, ba là người thầy vĩ đại nhất.

Cô bạn thuở hoa niên vừa gửi qua Zalo khoe rổ hoa dầu sớm nay mới nhặt trên đường tập thể dục về. Ôi những cánh hoa vươn dài, vừa mỏng manh vừa cứng cỏi. Một cái gì đó như bung vỡ. Một cảm giác thật khó định hình. Bồi hồi. Thảng thốt. Trái tim ai đó bỗng lỗi mấy nhịp. Điều gì vừa gần gụi vừa xa xăm. Sài Gòn và anh!

Cuối năm thiệp mời cưới bay tá lả, đó là lúc chị em cố gắng giảm cân để mặc đồ cho đẹp. Hôm nào cũng hỏi thăm nhau giảm được bao kg rồi, để còn tụ tập đi ăn cưới.