Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chiều 18/4 đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 của các trường trung học phổ thông tư thục và trường công lập tự chủ tài chính.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh cho 9 trường trung cấp trên địa bàn thành phố với tổng số 2.955 học viên trong năm học 2025-2026.
Trong gần 126.300 bài thi đánh giá năng lực được chấm, điểm trung bình của thí sinh là 618,4 điểm; có 142 thí sinh đạt trên 1.000 điểm; điểm thi cao nhất là 1.060 điểm và thấp nhất là 40 điểm.
Ngày hội hướng nghiệp – tuyển sinh đang trở thành một hoạt động ý nghĩa trong mùa tuyển sinh đại học năm nay, là dịp để học sinh lớp 12 tiếp cận thông tin tuyển sinh mới nhất và kết nối với các chương trình đào tạo phù hợp.
Tổng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 được Sở GD&ĐT Hà Nội giao cho các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (GDTX) là 270 lớp với 12.080 học viên.
Ngành giáo dục Hà Nội sẽ tổ chức tuyển sinh trực tuyến cho các lớp đầu cấp năm học 2025-2026 nhằm tạo thuận lợi cho phụ huynh và đảm bảo an toàn.
Một trong những điểm nổi bật ở mùa tuyển sinh năm 2025 là việc các trường đại học mở nhiều ngành học mới, mở ra nhiều cơ hội cho thí sinh.
105 trường đại học đã thông báo tuyển đầu vào bằng điểm học bạ của 2 đến 6 học kỳ, nhiều trường chỉ xét điểm học tập lớp 12.
Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Trần Thế Cương, năm nay Hà Nội thực hiện phương châm không có hiện tượng xếp hàng tuyển sinh đầu cấp.
Hà Nội thực hiện phương châm "không có hiện tượng xếp hàng tuyển sinh đầu cấp" trong năm 2025. Đây là nội dung nổi bật tại Hội nghị thông tin chuyên đề và giao ban triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác báo chí thành phố tháng 4/2025.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đang cố gắng tăng tỷ lệ học sinh được tuyển vào lớp 10 của các trường trung học phổ thông công lập từ khoảng 64% trở lên, tăng 3% so với năm học trước.
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn, các cơ sở đào tạo nếu sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh cho một ngành thì phải quy đổi điểm được, nếu không quy đổi được thì không sử dụng nhiều phương thức.
Việc quy đổi các chứng chỉ ngoại ngữ nhằm chuẩn bị cho việc xét tuyển đại học cần có các quy định minh bạch, rõ ràng hơn để không xảy ra những chênh lệch, bất cập.