Giao lưu nhân dân, cầu nối của quan hệ Việt -Trung
Giao lưu nhân dân thông qua các hợp tác, giao lưu văn hóa có thể coi là một điểm sáng trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc những năm gần đây với nhiều hoạt động sôi nổi. Hai bên thường xuyên phối hợp tổ chức các chương trình nghệ thuật, quảng bá du lịch và tôn vinh di sản văn hóa của mỗi nước, đặc biệt là trong những dịp lễ và các sự kiện văn hóa quốc tế. Thông qua những hoạt động này, người dân hai nước có điều kiện hiểu sâu hơn về đất nước, văn hóa, cũng như phong tục tập quán của nhau.
Ông Nguyễn Văn Thơ – PCT Hội hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc khẳng định: "Nhân dân là quan trọng, là mạch máu khơi thông trong việc tăng cường hiểu biết hữu nghị, tăng cường nền tảng xã hội, nền tảng dân ý trong quan hệ hữu nghĩ Việt – Trung, đặc biệt là thế hệ trẻ giữa Việt Nam và Trung Quốc".
Trung Quốc nhiều năm dẫn đầu về lượng du khách đến Việt Nam. Năm 2023, đà du lịch phục hồi. Từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã đón khoảng 1,5 triệu lượt khách Trung Quốc, đứng thứ 2 trong số các thị trường đưa khách đến Việt Nam. Việt Nam cũng là một trong 5 thị trường nước ngoài lớn nhất gửi khách tới Trung Quốc trong nhiều năm. Trong đó, du lịch biên giới được các địa phương hai nước đẩy mạnh trong thời gian gần đây.
Đây là một kênh giao lưu nhân dân quan trọng, góp phần tăng cường hiểu biết, hữu nghị và hợp tác, đồng thời mở ra cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực khác, nhất là phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương của hai nước.
"Du lịch rất là quan trọng, không chỉ về kinh tế mà hai bên còn tăng cường giao lưu hợp tác, hiểu biết lẫn nhau. Càng giao lưu, đi lại với nhau thì càng hiểu biết, gần gũi nhau hơn, thân thiết nhau hơn. Giao lưu nhân dân giữa các tỉnh biên giới với nhau, quản lý tốt biên giới Việt – Trung, biên giới trên bộ để biến biên giới thành biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng có lợi", ông Nguyễn Văn Thơ chia sẻ.
Với những thành tựu nổi bật và tiềm năng rộng mở, hợp tác, giao lưu nhân dân được kỳ vọng sẽ tiếp tục đóng vai trò là cầu nối hữu nghị, đưa quan hệ đối ngoại nhân dân Việt Nam - Trung Quốc vươn lên tầm cao mới, là một trong những động lực phát triển của mối quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước./.
Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.
Chiều 22/12, Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng.
Lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập ngày 19/10/1946. Ngay sau khi ra đời, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946), Lực lượng vũ trang Thủ đô đã vào cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.
Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".
Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.
Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).
0