Giao thông Hà Nội phát triển đồng bộ và hiện đại

Những năm qua, với sự quan tâm của Chính phủ cùng những nỗ lực vượt bậc của nhân dân, các cấp chính quyền thành phố, Hà Nội đã xây dựng được một hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại, đa dạng, xứng tầm với vị thế trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của cả nước.

Khởi công từ tháng 1/2021, đến cuối tháng 8 năm nay, dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy 2 với tổng mức đầu tư trên 2.500 tỷ đồng đã chính thức được đưa vào hoạt động, trở thành cây cầu có mặt cắt ngang lớn nhất Hà Nội, giảm tải cho cầu Vĩnh Tuy 1 vốn thường xuyên ùn tắc, tăng cường lưu thông giữa hai bên bờ sông Hồng. 

"Khi chưa có cầu thì đây là điểm đen giao thông trên địa bàn. Không ngày nào là không ùn tắc. Giờ thông thoáng lắm rồi", ông Dương Văn Hùng, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng phấn khỏi nói.

Còn ông Lê Văn Hòa, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng thì cho rằng, với cây cầu Vĩnh Tuy 2 này thì bà con bên kia cầu và các địa phương lân cận Hà Nội vận chuyển nông lâm sản về Thủ đô nhanh chóng, đảm bảo thời gian và lưu thông thuận tiện.                      

Ngã Tư Sở vốn là “điểm nóng” tắc đường gây ra nhiều bức xúc cho người dân khi lưu thông qua nút giao này. Sau khi toàn tuyến đường Vành đai 2 được đưa vào khai thác, người dân vui mừng khi tình trạng tắc đường có sự chuyển biến tích cực.  

6 phút một chuyến tàu, chỉ cần quẹt thẻ tự động vào cửa, tích hợp thanh toán tự động nhanh chóng... Mỗi ngày, tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông vận chuyển 34.000 – 35.000 lượt hành khách, trở thành phương tiện di chuyển quen thuộc, tiện lợi của nhiều người dân ở Thủ đô. Tuyến đường sắt đô thị này đã  chứng minh được ưu thế của phương thức vận tải nhanh, khối lượng lớn, kỳ vọng trở thành “xương sống” cho vận tải hành khách công cộng trong tương lai. 

Ông Nguyễn Văn Ngọc - Phó TGĐ Công ty TNHH MTV đường sắt đô thị chia sẻ: 'Rất vui là hành khách đã dần hình thành thói quen sủ dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị trên cao.'

Hà Nội hiện đang tập trung triển khai dự án đường Vành đai 4 vùng thủ đô với tổng chiều dài 111km, đi qua Hà Nội, tỉnh Hưng Yên và tỉnh Bắc Ninh với tổng mức đầu tư hơn 85.000 tỷ đồng, để tạo động lực phát triển mới cho Thủ đô và các tỉnh lân cận.  Với đòn bẩy giao thông, Hà Nội đã trở thành một trong những địa phương thu hút đầu tư mạnh mẽ nhất cả nước, nền kinh tế phát triển toàn diện cả công - nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, góp phần giải quyết tối đa các vấn đề tồn tại của đô thị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.…

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bên cạnh hệ thống giao thông liên huyện, các trục tỉnh lộ và quốc lộ liên tục được nâng cấp, cải tạo, thời gian qua, huyện Phú Xuyên cũng chú trọng vào các dự án giao thông nội đồng, các trục liên xã.

Sáng 21/12, nhân kỷ niệm 52 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không", Ủy ban Hòa bình thành phố Hà Nội phối hợp với Thành hội Phật giáo Hà Nội tổ chức lễ cầu siêu và dâng hương tại Đài tưởng niệm phố Khâm Thiên.

Thực hiện phong trào thi đua "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp" trên toàn TP. Hà Nội, sáng 21/12, Ban Tổ chức và 16 thí sinh tham dự vòng Chung kết “Tiếng hát Hà Nội 2024”, cùng CTCP Công nghệ xanh GODA đã tham gia tổng vệ sinh sân chơi Công viên rừng Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm).

Từ đầu tuần qua, đợt sinh hoạt chính trị nghiên cứu, quán triệt tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm về "Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" đã được toàn Đảng bộ thành phố triển khai sâu rộng.

Việc sắp xếp đơn vị hành chính là một nhiệm vụ quan trọng, gắn liền với thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế, cải cách chế độ tiền lương.

Sáng 21/12, Quận ủy - HĐND - UBND - Uỷ ban MTTQ quận Hoàn Kiếm đã tổ chức Lễ kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân Dân Việt Nam và tri ân những đóng góp to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.