Giao thông xanh - xu thế tất yếu của đô thị| Chuyện đô thị | 10/03/2024

Phát triển giao thông xanh đang là xu thế tất yếu ở các đô thị trên thế giới. Với Việt Nam, giao thông xanh cũng là yêu cầu cấp thiết để xây dựng đô thị xanh và đô thị thông minh. Giao thông xanh là các phương tiện giao thông hạn chế thải khí CO2 và các loại khí thải độc hại khác ra môi trường. Việc người dân sử dụng xe đạp, xe máy điện, ô tô điện, xe buýt chạy bằng khí nén CNG, tàu điện… chính là tham gia giao thông xanh.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo phân tích của chuyên gia đô thị, từ nay đến năm 2050 xe buýt vẫn là loại hình vận chuyển công cộng chủ lực để thực hiện mục tiêu giảm phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc giao thông của thành phố. Vì vậy, phương tiện này cần phải được ưu tiên có hạ tầng riêng để đảm bảo thời gian vận chuyển, từ đó mới thu hút được ngày càng đông người sử dụng.

Đã gần 3 tuần sau khi cơn bão số 3 đi qua Hà Nội, nhưng nhiều đoạn đường và hầm chui của Đại lộ Thăng Long vẫn bị ngập sâu, gây khó khăn cho nhiều cư dân sinh sống ở các huyện ngoại thành đi vào nội thành và ngược lại. Điều đáng nói là, không phải cứ có bão thì các hầm chui và đường gom Đại lộ Thăng Long mới bị ngập mà ngay cả khi có mưa lớn là giao thông tại nhiều đoạn đường ở đây gần như bị tê liệt.

Hiện nay, thị trường BĐS đang chứng kiến nhiều bất ổn do một số hành vi đầu cơ, thổi giá. Những hành vi này khiến thị trường thiếu lành mạnh và không minh bạch. Hệ lụy là người dân sẽ luôn phải chịu thiệt và giấc mơ an cư ngày càng trở nên xa vời.

Đến nay, công tác khắc phục, cắt tỉa, thu dọn cây đổ, cành gãy sau cơn bão số 3 vẫn đang được thực hiện. Gió bão gây gãy đổ cây là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, trận bão vừa qua cũng cho thấy việc trồng cây đô thị ở Hà Nội còn nhiều tồn tại.

Hàng chục dự án với hàng nghìn căn nhà liền kề và biệt thự ở khu vực phía Tây Hà Nội bị để hoang hơn chục năm qua, đã cho thấy tình trạng đầu cơ nhà đất. Điều đó khiến giá nhà đất tăng cao, lãng phí đất đai và nguồn lực kinh tế xã hội.

Để biến rác thành tài nguyên tái tạo, tiến tới loại bỏ việc chôn lấp rác vừa gây ô nhiễm môi trường lâu dài vừa mất nhiều diện tích đất canh tác, thì việc phân loại rác thải là tất yếu.