Giao tranh tiếp diễn dọc biên giới Israel - Liban

Ngày 25/7, các cuộc bắn phá xuyên biên giới tiếp tục diễn ra giữa quân đội Israel và lực lượng Hezbollah ở Liban. Theo một số báo cáo, các cuộc tấn công mới nhất đã gây thương vong cho cả hai phía.

Theo truyền thông Israel, đáng chú ý nhất trong loạt giao tranh ngày hôm qua là cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Hezbollah vào các căn cứ của quân đội Israel ở khu vực phía bắc.

Các nguồn tin cho biết máy bay không người lái của nhóm vũ trang Liban đã lọt qua lưới phòng không của Israel, tấn công trực diện và gây hư hại cho các cơ sở quân sự ở Avadon và Manarah, đồng thời gây ra một số đám cháy ở khu vực Galilee.

Một số báo cáo khẳng định khoảng 10 người, chưa rõ dân thường hay quân nhân, đã bị thương trong cuộc tấn công.

Quân đội Israel đã đáp trả cuộc tấn công của Hezbollah bằng nhiều cuộc không kích vào các mục tiêu của nhóm này ở hai khu vực Aitaroun và Ayta ash Shab, phía nam Liban.

Binh sỹ Israel được triển khai tại hiện trường vụ tấn công bằng rocket từ Liban xuống Cao nguyên Golan

Trước đó, không quân và pháo binh Israel cũng bắn phá hàng loạt mục tiêu Hezbollah ở dọc biên giới Liban. Trong đó, cuộc không kích vào khu vực Rab El Thalathine khiến ít nhất một thành viên Hezbollah thiệt mạng.

Giao tranh qua biên giới giữa quân đội Israel và Hezbollah trong gần 10 tháng qua đã khiến hơn 500 người thuộc cả hai phía thiệt mạng và buộc hàng chục nghìn dân cư ở cả hai bên biên giới Israel-Liban phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.

Tháng trước, nhiều quốc gia đã quyết định sơ tán công dân ra khỏi Liban do lo ngại Israel phát động chiến tranh quy mô lớn vào quốc gia láng giềng để trấn áp Hezbollah.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 5/9, Chính phủ Hà Lan công bố nước này sẽ tăng thêm chi tiêu quốc phòng lên tới hàng tỷ euro, đầu tư vào xe tăng, máy bay chiến đấu và khinh hạm để củng cố năng lực ứng phó trước những thách thức mới.

Quân đội Đức đã đưa hệ thống phòng không Iris-T đầu tiên vào sử dụng trên lãnh thổ nước này sau khi chuyển giao một số hệ thống cho Ukraine.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã đến thăm một căn cứ quân sự ở miền Bắc. Tại đây ông tuyên bố Đức sẽ không cắt giảm viện trợ quân sự cho Ukraine.

Mỹ đang cân nhắc cung cấp tên lửa hành trình JASSM AGM-158 cho Ukraine, một động thái được kỳ vọng sẽ xoay chuyển cục diện chiến trường khi Ukraine đang thay đổi chiến thuật tấn công vào các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, chuyện gì sẽ xảy ra nếu Ukraine sở hữu loại tên lửa này?

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba đã đệ đơn từ chức vào thời điểm tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tiến hành đợt cải tổ nội các lớn nhất nhằm ứng phó với chiến sự kéo dài.

Trang web Politico đưa tin rằng chính quyền của Tổng thống Mỹ Biden "sẵn sàng" cung cấp cho Ukraine tên lửa hành trình tàng hình phóng từ trên không Lockheed Martin AGM-158 JASSM và Lầu Năm Góc có thể đã tiến hành nâng cấp máy bay F-16 của Ukraine để có thể mang và bắn loại tên lửa này. Tên lửa cũng có thể được tích hợp vào các thiết kế máy bay chiến đấu Nga hiện có của Ukraine, giống như cách người ta đã làm với AGM-88 HARM và AASM Hammer.