Gieo mầm cho sự sống được nối dài | Hà Nội tin mỗi chiều

Cách đây 5 tháng, tại Lễ phát động phong trào “Đăng ký hiến mô tạng cứu người - Cho đi là còn mãi”, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu phát động hiến mô tạng. Đáng nói, tại sự kiện, Thủ tướng đã đăng ký hiến mô, tạng của mình. Hành động này của Thủ tướng đã thức tỉnh nhiều người về việc sẵn sàng đăng ký hiến mô tạng để hồi sinh sự sống cho những người bệnh.

Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) vừa có một cuộc chuyển giao sự sống từ người đàn ông trẻ chết não sang 4 người bệnh khác nhờ nguồn tạng hiến. Câu chuyện này ngay sau khi được chia sẻ đã gây xúc động trên nhiều diễn đàn mạng xã hội và báo chí trong nước.

Trước đó, tại Bệnh viện Bạch Mai, sau 9 ngày các bác sĩ nỗ lực điều trị, bệnh nhân 36 tuổi vẫn không qua khỏi do xuất huyết não nặng, gia đình đã quyết định hiến tạng của anh để cứu 4 người khác. Trái tim của người chết não được vận chuyển vào Bệnh viện Trung ương Huế để ghép cho một người bệnh suy tim; gan được đưa đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ghép cho người bệnh suy gan; còn 2 thận được ghép tại Bệnh viện Bạch Mai cho 2 người bệnh suy thận giai đoạn cuối, phải chạy thận, lọc máu nhiều năm.

Chỉ trong vòng 50 phút chạy đua với thời gian, trong suốt quá trình vận chuyển tim hiến, các bác sĩ đã nhận được hỗ trợ của Phòng Cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội, chi nhánh Hà Nội của hãng hàng không Vietjet giúp cho tim hiến được vận chuyển đến Bệnh viện Trung ương Huế nhanh chóng, kịp thời ghép cho bệnh nhân trong khung giờ vàng (4 - 5 giờ), vì tạng hiến cần được ghép trong vòng 6 giờ sau khi lấy. Và kỳ diệu thay, chỉ chưa đầy 50 phút kể từ khi được đặt vào lồng ngực người bệnh, quả tim hiến đã đập. Chưa đầy 48 giờ sau ghép tim, bệnh nhân đã ngồi dậy và ăn được. Người được nhận tim hiến là bệnh nhân có bệnh tim rất nặng, thời gian sống chỉ tính bằng giờ. Trước đó, bệnh nhân không có được tim hiến phù hợp.

Đội ngũ y bác sĩ đưa quả tim được hiến lên xe để di chuyển ra sân bay Nội Bài.

Qua trường hợp vừa rồi, việc hiến tạng cứu người chính là sợi dây gắn chặt thêm mối liên hệ, tình thân giữa gia đình của người hiến tạng và người được nhận tạng để ghép. Từ đây, họ xem nhau như những thành viên mới trong gia đình, xem nhau là người nhà bởi lẽ trong cơ thể của người sống, người được ghép tạng có một phần cơ thể của con cái, người thân mình. Cho và nhận đã là sợi dây gắn kết giữa những con người trước đây không quen biết trở nên thân tình và gần nhau hơn.

Nhiều năm trước, chuyện hiến xác cho nghiên cứu khoa học, cho nghiên cứu y học hay chuyện đồng ý hiến tạng cho người cần ghép tạng là chuyện gì đó nghe rất xa lạ, không được cởi mở và hoàn toàn chưa phổ biến trong đời sống. Điều đó xuất phát từ một phần tâm lý hoang mang, lo lắng cũng như quan điểm “sống hay chết cơ thể cũng phải lành lặn”. Thế nhưng giờ thì khác. Xã hội hiện đại đã dần tiến bộ, suy nghĩ, quan điểm về sự sống và cái chết trở thành nhẹ nhàng, cởi mở hơn. Hành động hiến tạng cứu người sau khi qua đời đến nay đã lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng.

“Việc cho, hiến tạng để cứu sống người khác là hành động cao nhất của tấm lòng từ thiện. Chết là trở về với cát bụi nhưng cho đi là còn mãi. Tôi tin rằng, mỗi khi nhìn thấy ánh mắt, nhịp đập trái tim của người thân mình vẫn hiển hiện, đó chính là hạnh phúc vô bờ của người ở lại.” - Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến từng xúc động chia sẻ như vậy.

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ cúi đầu cảm ơn người hiến tạng. Ảnh: BVCC.

Hiến tạng là việc làm nhân đạo, dựa trên tinh thần tự nguyện nhưng cũng cần tuân thủ quy định của pháp luật. Về các quy định đăng ký hiến tạng thì điều kiện rất đơn giản như: người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác. Một cách đơn giản hơn, người hiến có thể tới hoặc liên hệ trực tiếp với Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia để được tư vấn, trợ giúp hoặc hỗ trợ trực tiếp để đăng ký hiến tạng khi còn sống hoặc cấp thẻ ghi nhận đăng ký hiến tặng mô, tạng (sau khi chết/chết não).

Khi hiến tặng mô, tạng, những người thân của người hiến tạng vẫn có cơ hội được thấy nhịp sống của người thân đang hồi sinh, lan tỏa. Vì lẽ đó, mỗi người cần lắm những nghĩa cử, sự tình nguyện đăng ký hiến tạng trên tinh thần mở lòng nhân ái - lan tỏa yêu thương, gieo mầm sự sống như vậy. Cho đi những bộ phận trong cơ thể khỏe mạnh của mình sau khi không may qua đời để giúp đời, giúp người là nghĩa cử thật đẹp, đáng trân trọng và vô cùng quý giá.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Vợ chồng Quân mất sợi dây chuyền và nhớ ra lỡ vứt nhầm vào túi rác mà bà Hạnh phân loại. Vợ chồng Quân tìm đến bà Hạnh với mong muốn xin lại nhưng lại dẫn đến cãi vã và phải xuống nhờ bảo vệ tòa nhà phân xử. Cuối cùng, Bích chợt nhớ ra mình để dây chuyền trong phòng chứ không hề vứt vào sọt rác, hiểu lầm được giải quyết.

Từ bao đời, sen Tây Hồ, giống sen trăm cánh hay còn gọi là sen bách diệp riêng có của Tây Hồ đã trở thành niềm tự hào của vùng đất kinh kỳ Thăng Long. Từ giống sen quý, nghệ thuật ướp trà sen của người dân Quảng An - Tây Hồ đã nâng tầm những búp trà, đưa việc thưởng trà thăng hoa thành một nghệ thuật, ẩn chứa tinh hoa của cả đất trời trong chén trà nhỏ và hơn thế là cả sự tao nhã, cao sang của người thưởng trà.

94 năm qua, trong những trang vàng chói lọi của đất nước đều có dấu ấn quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Mặt trận luôn là địa chỉ tin cậy, mái nhà chung của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo thành sức mạnh tổng hợp để toàn dân tộc đấu tranh vì độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân.

Với quy mô 105 doanh nghiệp, sử dụng khoảng 100.000 lao động, trong những năm gần đây, Hội các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực của Hà Nội (Hami) đạt doanh thu bình quân khoảng 200.000 tỷ đồng, chiếm gần 35% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn thành phố, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 2 tỷ USD. Tuy nhiên, “thuyền to thì sóng lớn”, trong năm 2024, ảnh hưởng của thị trường, kinh tế thế giới đến các doanh nghiệp thuộc Hami cũng càng lớn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công Dự án xây dựng sân bay Gia Bình; Khai mạc Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; HĐND thành phố Hà Nội xem xét, thông qua các nghị quyết quan trọng; Israel, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ không kích hàng loạt địa điểm ở Syria;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin ngày hôm nay.

Năm 1912, trên hành trình tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt chân đến thành phố cảng Rio de Janeiro, nơi Người hòa mình vào cuộc sống lao động đầy gian khó của công nhân và thủy thủ. Nửa năm nơi đây, Người không chỉ trải nghiệm sự khắc nghiệt của đời sống lao động mà còn chứng kiến cuộc nổi dậy "A Revolta da Chibata" - nơi những thủy thủ da màu đứng lên chống lại áp bức, thắp sáng ngọn lửa tự do và công lý.