Gìn giữ nét văn minh, thanh lịch của người Hà Nội

Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến, không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và văn minh. Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh không chỉ là mục tiêu của thành phố mà còn là nhiệm vụ của mỗi người dân.

Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh thể hiện qua những hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày, như giữ gìn phong cách ăn mặc gọn gàng, lịch sự, ứng xử nhẹ nhàng, lịch thiệp.

Trong giao tiếp, cần biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác, tránh cãi vã, xung đột. Đặc biệt, khi tham gia giao thông, cần tuân thủ luật lệ, không chen lấn, vượt đèn đỏ. Những hành động nhỏ này sẽ tạo nên những thay đổi lớn trong xã hội, góp phần xây dựng một Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Để cụ thể hóa mục tiêu trên, Thành uỷ Hà Nội đã ra chỉ thị 30 về "Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh".

Thủ đô Hà Nội là biểu tượng của sự thanh lịch và văn minh. (Ảnh: Hanoimoi)

TS. Nguyễn Viết Chức, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng chủ trương xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh là bước tiến quan trọng, thể hiện nhu cầu tất yếu để Hà Nội phát triển toàn diện và bền vững.

"Xây dựng con người ở đây không chỉ đơn thuần là xây dựng để phát triển văn hóa đâu, mà xây dựng con người để phát triển toàn diện, phát triển bền vững. Theo tôi được biết thì Hà Nội đã nhiều lần có nhiều những cái quyết sách nhiều những cái văn bản nói về chuyện xây dựng người Hà Nội thế và trong truyền thống thì rõ ràng là nhu cầu hay là yêu cầu phát triển người Hà Nội thanh lịch, văn minh nó trở thành nhu cầu cuộc sống của chính nhân dân Hà Nội và nhân dân cả nước." ông Chức chia sẻ.

Xây dựng người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình trước hết phải bắt đầu từ việc xây dựng các khuôn mẫu và các các giá trị chuẩn mực cho người dân Thủ đô. Theo GS. TS Bùi Quang Thanh, Viện văn hóa nghệ thuật Quốc gia, Việt Nam cần thay đổi từ nhận thức đến cách nghĩ cách làm trong toàn hệ thống chính trị để xây dựng những khuôn mẫu phù hợp với điều kiện thực tế của Hà Nội hiện nay.

Xây dựng người Hà Nội hào hoa, thanh lịch phải bắt đầu từ việc xây dựng các khuôn mẫu và các các giá trị chuẩn mực. (Ảnh: Hanoimoi)

Còn theo TS Lê Thị Thu Hương, Trưởng Khoa Văn hóa và Du lịch, trường đại học Thủ đô Hà Nội, việc giáo dục ý thức văn minh thanh lịch cho người dân Thủ đô phải bắt đầu từ khi còn nhỏ, từ đó hình thành trong nếp nghĩ sinh hoạt hàng ngày, khơi dậy niềm tự hào về Thủ đô văn hiến và ý thức phấn đấu xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh.

Bà Hương cho biết: "Bên cạnh nội dung học chính khóa ở học đường thì thanh niên Thủ đô cũng phải được tiếp cận với nhiều các cái loại hình nghệ thuật truyền thống với những không gian sáng tạo. Khi mà Thủ đô của chúng ta đã trở thành thành phố sáng tạo, phải có nhiều không gian để truyền tải cho thế hệ trẻ về lịch sử về con người của Thủ đô, từ đó dần dần giáo dục cái tình yêu Hà Nội và trách nhiệm của công dân Thủ đô."

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là một quá trình lâu dài.

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là một quá trình lâu dài và cần sự nỗ lực của cả cộng đồng. Giáo dục, ý thức cộng đồng và những hành động cụ thể hàng ngày đều đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và duy trì nét đẹp văn hóa của thủ đô. Mỗi người dân Hà Nội cần tự giác, chung tay góp sức để xây dựng một Hà Nội đáng sống, là niềm tự hào của cả nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sinh ra trong làng nghề điêu khắc gỗ Ngọc Than (Quốc Oai, Hà Nội), lại có năng khiếu mỹ thuật, nghệ nhân tranh điêu khắc gỗ Bùi Trọng Lăng đã tạo nên những tác phẩm độc đáo mang hồn cốt Việt.

Các thành viên đến từ mọi lứa tuổi, ngành nghề, giới tính hay nhóm cộng đồng trong xã hội đều được kết nối với nhau bằng tình yêu âm nhạc, thông qua dự án âm nhạc cộng đồng Hợp xướng đa dạng.

Miệt mài trong suốt 3 năm mới có được tác phẩm ưng ý đầu tiên, nghệ nhân Đỗ Văn Cường đã tạo tác nên những sản phẩm mộc mỹ nghệ đặc sắc mang dấu ấn cá nhân.

Niềm đam mê với các ý tưởng sáng tạo là nguồn cảm hứng để chị Minh Phương cho ra đời các sản phẩm túi xách độc đáo, thân thiện với môi trường, tôn vinh nghề thủ công của Hà Nội mang thương hiệu riêng của mình.

Nghệ nhân Đào Anh Tuấn kế thừa tài năng của cha mình, nghệ nhân ưu tú Đào Văn Soạn, người làm đàn nổi tiếng ở làng nghề làm nhạc cụ dân tộc truyền thống Đào Xá.

Theo đuổi kỹ thuật đắp vẽ thủ công, sử dụng các nguyên vật liệu truyền thống để khảm phù điêu trên các công trình tâm linh, nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy đã có hơn 30 năm gìn giữ nghề “nề ngõa” - một nghề truyền thống với cái tên có lẽ không mấy người từng nghe.