Gìn giữ tết xưa trong cuộc sống hiện đại | Hà Nội tin mỗi chiều

Gìn giữ tết xưa trong cuộc sống hiện đại; Bảy doanh nghiệp Việt Nam đã trúng thầu 300.000 tấn gạo sang Indonesia... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Gìn giữ tết xưa trong cuộc sống hiện đại

Chỉ còn ít ngày nữa là tới Tết Nguyên đán, những ngày này, nhiều hoạt động tái hiện Tết xưa đã được tổ chức dịp để những giá trị văn hóa truyền thống. Tết cổ truyền của người Việt được gìn giữ, tôn vinh và lan tỏa đặc biệt tới các bạn trẻ giữa nhịp sống hiện đại.

Tết cổ truyền với những nét tinh tế, hào hoa, thanh lịch trong nếp sinh hoạt văn hóa xưa vừa qua đã được tái hiện trên những tuyến phố cổ của Thủ đô. Đây là các hoạt động nằm trong chương trình Tết Việt, Tết phố 2024 được tổ chức thường niên nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Với trang phục áo dài ngũ thân truyền thống, hơn 100 bạn trẻ tham gia đoàn rước lễ từ Ngôi nhà di sản số 87 phố Mã Mây đi qua nhiều tuyến phố, di tích với điểm đến là đình Kim Ngân (số 42 - 44 phố Hàng Bạc). Việc phỏng dựng các nghi lễ truyền thống trong ngày tết cổ truyền không những quảng bá nét đẹp văn hoá của người Việt đến du khách trong và ngoài nước mà còn giúp các bạn trẻ có nhiều cơ hội tìm hiểu những giá trị quý giá của dân tộc.

Chương trình “Tết Việt - Tết Phố 2024” tái hiện những nét đẹp văn hóa, nghệ thuật Tết cổ truyền của dân tộc. Ảnh: VTC

Từ nay đến ngày 28/2/2024, chương trình “Tết Việt- Tết phố” giới thiệu đến công chúng các trải nghiệm hấp dẫn trong ngày tết cổ truyền như không gian Tết truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ qua “Nếp nhà xưa”, biểu diễn âm nhạc truyền thống tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội ở 50 Đào Duy Từ; tổ chức gói và luộc bánh chưng tại Ngôi nhà di sản 87 Mã Mây; nghệ nhân và thợ thủ công của các làng nghề ở Hà Nội giới thiệu các sản phẩm dân gian truyền thống tại không gian bích hoạ phố Phùng Hưng

Còn tại các trường học từ mầm non cho đến THPT trên địa bàn Hà Nội diễn ra các chương trình hoạt động Lễ hội chào xuân, chợ phiên, tết, các trò chơi dân gian mang đến những trải nghiệm hấp dẫn cho các em học sinh. Những hoạt động này không chỉ tạo giờ học ngoại khóa bổ ích mà còn giúp cho các em thêm hiểu, trân trọng yêu quý văn hóa truyền thống của dân tộc vào mỗi dịp Tết đến, xuân về. Sinh viên nhiều trường đại học cũng tổ chức gói và trao tặng những chiếc bánh chưng xanh cho những hoàn cảnh kém may mắn; trình diễn áo dài dân tộc và vô vàn những hoạt động ý nghĩa khác. Không chỉ gửi gắm mong cầu về sự ấm no cho tất cả mọi người, các bạn trẻ còn gửi gắm mong ước hướng về nguồn cội để giữ gìn và hiểu được rằng văn hóa còn thì dân tộc mới còn. Những nét đẹp văn hóa của Tết cổ truyền dân tộc được lan tỏa trong đời sống, tiếp thêm sức mạnh tinh thần để mỗi người Việt gửi gắm mong muốn, khát vọng và quyết tâm thực hiện trong năm mới, đóng góp cho quê hương, đất nước.

Tết Nguyên đán còn gọi là Tết ta, Tết Âm lịch, Tết cổ truyền hay đơn giản là Tết là dịp lễ đầu năm âm lịch quan trọng và có ý nghĩa nhất ở Việt Nam. Tết Nguyên đán xưa là dịp để người nông dân bày tỏ lòng thành kính đến các vị thần linh. Tết xưa hay Tết nay đều là khoảng thời gian để mọi người chiêm nghiệm về năm cũ, gửi gắm những ước vọng vào năm mới.

Tết Nguyên đán đến mùa xuân, thời điểm mà kết thúc một chu kỳ bốn mùa xuân hạ thu đông để bước vào một chu kỳ mới, một khởi đầu mới nên luôn được gửi gắm nhiều ước vọng. Tết cổ truyền cũng là dịp để chúng ta sống chậm lại giữa dòng đồi hối hả, thư thái hơn bên gia đình, người thân. Chiêm nghiệm một năm đã qua và hướng đến năm mới với những điều tốt đẹp nhất để cảm nhận rõ hơn về những giá trị truyền thống, giá trị của gia đình.

Bảy doanh nghiệp Việt Nam đã trúng thầu 300.000 tấn gạo sang Indonesia 

Theo Cơ quan Hậu cần quốc gia Indonesia, 7 doanh nghiệp Việt Nam đã trúng 8/17 gói thầu nhập khẩu gạo 5% tấm với số lượng 300.000 tấn, chiếm 60% sản lượng tổng gói thầu. Giá gạo trúng thầu thấp nhất, khoảng 650 USD/tấn, đã gồm chi phí vận chuyển.

Năm 2023 đánh dấu thành công vang dội của ngành gạo Việt Nam, khi lập kỷ lục về khối lượng xuất khẩu. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 12/2023, xuất khẩu gạo cả nước đạt hơn 492.000 tấn, trị giá đạt gần 339 triệu USD, đưa tổng khối lượng gạo xuất khẩu năm 2023 của Việt Nam đạt hơn 8 triệu tấn, trị giá gần 5 tỷ USD, tăng 14,4% về lượng và 35,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Đây là kết quả xuất khẩu cao nhất trong lịch sử của ngành hàng lúa gạo Việt Nam. Việc Ấn Độ ban hành các biện pháp hạn chế xuất khẩu gạo để ổn định thị trường trong nước và nguồn cung tại một số quốc gia bị sụt giảm do El Nino đã thúc đẩy nhu cầu và giá gạo tăng cao trong thời gian qua. Việt Nam là một trong những nước hưởng lợi từ diễn biến này của thị trường.

Việt Nam đã trúng thầu 300.000 tấn gạo sang Indonesia. Ảnh minh họa 

Philippines vẫn là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với khối lượng nhập khẩu trong năm 2023 đạt gần 3 triệu tấn, chiếm tỷ trọng 37,6% về lượng và 36,3% về kim ngạch. Indonesia vươn lên vị trí thứ hai về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam do Chính phủ Indonesia tăng cường nhập khẩu nhằm bảo đảm an ninh lương thực trong nước. Tiếp theo là thị trường Trung Quốc. Tính đến ngày 22/1/2024, cả nước có 161 thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.

Với những diễn biến hiện tại, xuất khẩu gạo trong năm 2024 được đánh giá là tương đối khả quan. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), năm 2024, xuất khẩu gạo sẽ tiếp tục thuận lợi do thế giới thiếu hụt 5 triệu tấn gạo, các quốc gia nhập khẩu gạo như Indonesia, Philippines vẫn có nhu cầu mua vào và Ấn Độ có khả năng sẽ duy trì hạn chế xuất khẩu gạo trong thời gian tới. Do đó, xuất khẩu gạo năm 2024 có thể mang về khoảng hơn 5 tỉ USD.

Mặc dù tiềm năng xuất khẩu gạo lớn, nhưng diện tích trồng lúa ở Việt Nam cũng khó tăng thêm bởi diện tích ở miền Bắc đã hết. Còn diện tích tại khu vực phía Nam thì ảnh hưởng của ngập mặn sẽ tác động lên sản lượng và chất lượng lúa. Do đó, để tăng sản lượng, cần thực hiện nhiều giải pháp. Đặc biệt là chiến lược của ngành lúa gạo tập trung vào giá trị và Việt Nam sẽ không cạnh tranh về số lượng. Tuy nhiên, hiện cũng là thời điểm nhiều doanh nghiệp đưa ra chiến lược xuất khẩu cho năm 2024, trong đó đẩy mạnh liên kết sản xuất gạo chất lượng cao, chuyển dịch cơ cấu, chủng loại gạo xuất khẩu nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhất là các thị trường khó tính, giá trị cao đang được ưu tiên hàng đầu. Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu giữ vững diện tích gieo trồng lúa đạt hơn 7 triệu ha, sản lượng lúa trên 43 triệu tấn, đảm bảo tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trên 8 triệu tấn gạo./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đó là một đêm dài với thành phố Hà Nội. Rất nhiều lực lượng cứu hộ, cứu nạn và y tế đã được huy động để nỗ lực dập tắt vụ hoả hoạn xảy ra ở số 258 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm. Trước ngọn lửa dữ, đã có nhiều người không thể thoát thân. Một vụ cháy khiến nhiều người bàng hoàng, đau xót và cả phẫn nộ. Từ sáng sớm tới tận chiều muộn, ở đâu người ta cũng theo dõi tin tức về vụ việc này.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 không chỉ là sân chơi lớn cho các quốc gia, doanh nghiệp trong lĩnh vực quốc phòng mà còn là cơ hội để Việt Nam ta thể hiện năng lực tổ chức và khẳng định vai trò, sức mạnh quân sự Việt Nam trên trường quốc tế.

Theo Thông tư 47/2024 của Bộ Giao thông Vận tải (có hiệu lực từ 1/1/2025), quy định xe mô tô, xe gắn máy có tuổi đời từ 5 đến 12 năm phải kiểm định khí thải hai năm một lần, xe trên 12 năm tuổi phải kiểm định hàng năm.

Hơn một tháng nữa, Tết đến xuân về. Những trận mưa phùn cuối tuần trước cộng với tiết trời lạnh đặc trưng của mùa đông, mầm xanh trên cành đào bừng tỉnh, báo hiệu người dân đã sẵn sàng cho vụ Tết đang cận kề. Ở những làng hoa ven đô như Tây Tựu, Ngọc Hà từng tốp người chăng đèn sưởi ấm cho hoa để phục vụ nhu cầu chơi Tết của người Hà Nội.

Là một người yêu Hà Nội, hẳn chúng ta luôn thấy hạnh phúc vì những thứ mình đang có và cả những thứ Thành phố này đem lại cho mình. Ở Hà Nội, ta sẽ quen với cảm giác được thức giấc bởi tiếng loa phường thân thuộc chào ngày mới "Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội".

Những ngày vừa qua, dư luận không khỏi hoang mang khi đọc tin về vụ TikToker Phó Đức Nam (biệt danh Mr.Pips) và Lê Khắc Ngọ (biệt danh Mr Hunter) đã trở thành tác giả của một vụ lừa đảo "vô tiền khoáng hậu" tại Việt Nam và có lẽ cũng là hiếm có trên thế giới. Câu hỏi đặt ra liệu đâu đó còn những Mr.Pips tương tự như thế nữa không?