Giới thiệu văn hóa, nghệ thuật truyền thống Iran tại Hà Nội
Khoảng 100 tác phẩm thủ công mỹ nghệ, đại diện cho 10 loại hình nghệ thuật của Iran, như chạm khắc đồng, pháp lam - nghệ thuật trang trí trên những vật dụng cốt vàng, bạc hoặc đồng hay nghệ thuật tráng men, nghệ thuật thảm... được trưng bày.
Họa sĩ Lê Thu Huyên cho biết: “Những bức thảm này mình được giới thiệu là những bức thảm tinh tế của Iran do các nghệ nhân ngày đêm tỉ mẩn tạo ra những họa tiết để truyền tải văn hóa của đất nước họ. Nghệ nhân đã mang lại giá trị tinh thần không chỉ trong nước mà lan tỏa khắp thế giới để biết về nền văn minh lâu đời, tồn tại đến bây giờ”.
Chị Nguyễn Thị Hiền Giang (phường Cống Vị, Đình, Hà Nội) nhận xét: “ Thảm của Ba Tư, tôi thích nhất là các đường nét hoa văn cũng như màu sắc của thảm. Phải nói là mang yếu tố nghệ thuật, thể hiện sự sáng tạo và tinh thần dân tộc của Iran”.
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của nghệ thuật truyền thống Iran là sự kết hợp vô cùng điêu luyện giữa các hoa văn, họa tiết và màu sắc.
Triển lãm “Màu sắc và Hoa văn: Đường đến với nghệ thuật Iran” là dịp để Iran giới thiệu, quảng bá văn hóa, nghệ thuật Iran, mở ra cơ hội giao lưu văn hóa nghệ thuật giữa nhân dân hai nước, góp phần thắt chặt quan hệ giữa hai quốc gia.
Ông Ali Akbar Nazari, Đại sứ Iran tại Việt Nam, cho biết: “Với chủ đề “Màu sắc và hoa văn: Đường đến với nghệ thuật Iran”, chúng tôi muốn giới thiệu tới người dân Việt Nam về nghệ thuật, di sản và văn hóa Ba Tư. Tôi cho rằng văn hóa chính là cầu nối gắn kết giữa các quốc gia với nhau và chúng tôi muốn tạo ra cầu nối văn hóa giao lưu nhân dân, giao lưu ngoại giao nhân dân cũng như giao lưu văn hóa Việt Nam và Iran”.
Triển lãm được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 51 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Iran - Việt Nam.
"Xuống phố 4" - triển lãm tiếp theo trong seri "Xuống phố" đã chính thức khai mạc, đánh dấu sự trở lại của họa sĩ Phạm Bình Chương.
Trong Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV chính là làm sao để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh cho sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời kỳ mới.
Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết, từ ngày 1 đến 30/11, đơn vị sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề "Về miền di sản tinh hoa và bản sắc" nhằm giới thiệu các hoạt động dân ca, dân vũ, ẩm thực, phong tục tập quán của đồng bào với du khách.
Nội dung số liên quan đến lịch sử đang được thế hệ trẻ khai thác rất tốt trên mạng xã hội thời gian qua. Góc nhìn trẻ trung đến từ đội ngũ tác giả, chủ yếu là học sinh - sinh viên, đã mở ra một hướng đi mới đầy hứa hẹn, hiện đại và thú vị hơn trong việc tiếp cận lịch sử.
Sáng 1/11, Hội Nhà báo Việt Nam, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Tọa đàm và trưng bày chuyên đề “Nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu: Một tấm lòng son sắt”, kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà báo Lý Văn Sáu (5/11/1924 - 5/11/2024).
Lăng đá Quận Vân ở thôn Nỏ Bạn được xây dựng từ năm 1733. Công trình là nơi an nghỉ của Quận công Đại giang Đỗ Bá Phẩm, từng làm trấn thủ Nam Sơn thời chúa Trịnh Giang.
0